Thương hiệu
Có khuyến mại
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Tin tức

Cảm nhận về Keychron K6 (bản Nhôm): Chiếc bàn phím cho tất cả mọi người?

Với người viết từ trước đến giờ, các sản phẩm bàn phím đến từ Keychron đã mang tính “đại chúng” khá cao rồi. Điều này thể hiện không chỉ từ thiết kế, trải nghiệm gõ, mà còn là cả khả năng tương thích đa dạng với hầu hết hệ điều hành phổ biến. Nhưng phải đến khi được trải nghiệm trực tiếp Keychron K6 thì mọi thứ mới thực sự được tối ưu. Có cảm giác với K6, đặc biệt là bản Nhôm Hotswap, ai cũng có thể phù hợp để sử dụng – từ người dùng cơ bản cho tới những ai có nhu cầu nâng cao.

Vậy chiếc bàn phím này rốt cuộc có gì hay? Hãy cùng ThinkPro làm rõ thông qua bài cảm nhận dưới đây nhé.  

Thiết kế - Lý tưởng với con số 65% 

Trước khi sử dụng tới layout 65% của Keychron K6, người viết cũng từng dùng qua một số dạng khác – có thể kể tới full-size (108 phím), TKL (84 phím) hay cả 60% (61 phím). Nhưng phải tới con số 65% trên K6 (hay sau này là Leopold FC660M PD) thì bản thân mới thấy thực sự phù hợp. Nếu các bạn cũng có những nhu cầu tương tự - muốn có nhiều không gian hơn trên bàn làm việc, muốn đem phím đi khắp mọi nơi và quan trọng nhất là không muốn hi sinh tính năng gì – hãy một lần thử qua tỉ lệ phím này xem sao. Với nhịp sống làm việc, giải trí hiện đại thì có lẽ với nhiều người dùng, đó cũng là những mong muốn hết sức thiết thực. 

keychron-k6-layout

Nói về layout 65% thì so với 60%, chúng ta sẽ có thêm cụm phím mũi tên được tách rời cùng một số phím phụ như Page Up, Page Down, v.v. – thường nằm ở rìa tay phải. Nhưng phím này trên layout 60% thường sẽ được gán chồng chéo để tiết kiệm diện tích, và khi sử dụng thì chúng ta sẽ cần phải tì thêm một phím nữa (Ví dụ như Fn) thì mới được. Ban đầu người viết cũng không bận tâm quá về điều này, nhưng dùng qua rồi thì mới thấy nó mất thời gian quá. Và tới layout 65% của Keychron K6 thì mọi thứ đã được giải quyết với chỉ 7 phím cộng thêm, rất nhẹ nhàng và đơn giản.

keychron-k6-layout-2

Nhưng cũng có lúc, việc tích hợp nhiều chức năng trên một phím cũng không quá xấu. Và điều này được thể hiện ngay ở hàng phím số của Keychron K6; khi chúng ta sẽ bấm được số, F1 – F12 hay sử dụng cả các tính năng hỗ trợ macOS (Các phím đa phương tiện, điều chỉnh ánh sáng, v.v). Dù sẽ mất một chút thời gian ban đầu để làm quen với việc tì Fn1 và Fn2, nhưng với người viết thì đây không phải vấn đề quá lớn. 

Việc có layout 65% cũng giúp Keychron K6 có được sự nhỏ gọn, không chiếm quá nhiều diện tích trong balo của chúng ta nếu cần mang đi. Về chất liệu thì phiên bản K6 của người viết sẽ hơi nặng do là bản Nhôm Hot-swap (664g), nhưng nếu không có nhu cầu thì mọi người nên chọn bản Nhựa – rất nhẹ nhàng và thoải mái (530g) để đồng hành cùng chúng ta khắp mọi nơi. 

Còn về ngoại hình, không có quá nhiều điều đáng nói về Keychron K6. Sản phẩm của chúng ta vẫn như thường lệ: Vuông vắn, đơn giản nhưng vẫn đủ để đem lại cảm giác thanh lịch, nam tính nhờ hai màu chủ đạo Đen – Xám - phù hợp với nhiều không gian làm việc. Bản thân người viết dùng MacBook màu Space Gray thì thấy việc phối màu kiểu này là rất hợp. 


Nếu cần phá cách một chút để đem lại cảm giác tươi mới thì phím cũng sẽ có hệ thống LED RGB, với đa dạng chế độ nháy và chỉ cần một phím duy nhất để vận hành. Về trải nghiệm thì đèn LED nháy khá vui mắt với tới 18 chế độ khác nhau, sáng đều dưới chân keycap. Có điều cường độ sẽ không quá cao, nhưng cũng không phải vấn đề vì dù sao người viết cũng ít khi dùng tới. 

Keycap và switch – Chất lượng đủ dùng, dễ dàng tuỳ chỉnh 

Về trải nghiệm keycap và switch thì với các sản phẩm của Keychron, người viết cũng không kỳ vọng quá nhiều. Đó cũng là lý do vì sao mà phiên bản Hot-swap (Có khả năng tháo nóng switch) lại được chọn để review. Keycap của Keychron K6 làm từ nhựa ABS, không tệ; có điều nó hơi mỏng, sơn phủ không được sướng tay còn ký tự thì nét cũng thanh quá – nhiều khi khó nhìn. 

Để ổn hơn thì tốt nhất chúng ta nên tìm những set keycap bằng nhựa PBT – giá khởi điểm cũng không đắt mà độ bền cao, tiếng cho ra cũng chắc hơn nữa. Điểm cộng với set của Keychron có chăng sẽ đến từ việc đầy đủ các phím thay thế, qua đó giúp người dùng dễ dàng chuyển đổi giữa layout Windows – macOS. 

keychron-k6-keycap

Về Switch thì Keychron thường đưa ra rất nhiều lựa chọn cho người dùng như Gateron, Optical (hay còn gọi là cơ quang), mỗi loại lại có đủ 3 màu Red – Blue – Brown để phù hợp với nhu cầu / kinh phí của người dùng. Trong tất cả thì người viết tạm hài lòng với Gateron Brown: Gõ mượt, khấc vừa phải, dễ dùng nhưng có điều hơi dễ rung lắc do stem không quá chắc chắn.

Rất may là bản Keychron K6 này là có hotswap, nhờ vậy nên người viết có thể tìm mua một chút switch CherryMX Brown và thay thế dễ dàng. Một chút lưu ý là nếu chọn switch thay thì bạn nên chọn switch trong suốt, do bóng LED của K6 sẽ là dạng SMB (Surfaced Mounted Diode) – ghim thẳng vào plate nên sẽ có cường độ khá thấp. 

keychron-k6-switch

Nhìn chung, chất lượng của hai thành phần này vẫn sẽ đủ dùng nếu bạn không quá khó tính. Còn nếu kỹ tính thì tốt nhất là cân nhắc chọn K6 bản hotswap – dễ dàng thay thế và nâng cấp hơn cho hợp ý mình. 

Khả năng kết nối – Đa dạng và ổn định

Về khả năng kết nối và tương thích thì tất nhiên rồi, đây vẫn là điểm mạnh trên các sản phẩm Keychron nói chung và Keychron K6 nói riêng. Keychron K6 cho phép người dùng kết nối với 4 dạng hệ điều hành là Windows, Android, macOS và iOS / iPadOS; đồng thời có thể ghi nhớ lên tới 3 thiết bị riêng biệt cùng lúc và dễ dàng chuyển đổi qua lại – rất cơ động. 

keychron-k6-bluetooth

Hệ thống cần gạt và tổ hợp nút bấm cũng dễ nhận biết và sử dung, tốc độ chuyển đổi cũng khá nhanh với việc dao động từ 1.5 – 2 giây. Nếu muốn sử dụng kết nối có dây thuần tuý, chúng ta cũng có một nút gạt khác để tắt Bluetooth đi và chuyển qua chế độ USB-C. 

Thời lượng pin – Tương đối ấn tượng 

Với một chiếc bàn phím Bluetooth thì việc bàn tới thời lượng pin cũng là điều không thể thiếu. Keychron K6 sẽ được trang bị viên pin 4000 mAh, và theo nhà sản xuất là sẽ có thể cho ra tới 240h sử dụng liên tục – với việc tắt đi đèn nền. Với người viết thì điều kiện này hoàn toàn phù hợp, và theo thử nghiệm thực tế thì cũng phải gần 10 ngày thì phím mới cần được sạc lại (dùng hơn 10 tiếng/ngày). So với tất cả các sản phẩm phím Bluetooth từng trải nghiệm thì con số K6 cho ra cũng là ấn tượng hàng top. 

keychron-k6-pin

Có điều do có viên pin lớn nên khung phím sẽ hơi dày, với nhiều bạn thì cảm giác gõ sẽ hơi lạ và dễ bị mỏi cổ tay. Để khắc phục điều này thì bạn có thể thử giảm chân nâng (có hai nấc) hoặc tìm thêm một chiếc kê tay. 

Và về cơ bản, đó là những cảm nhận của người viết về Keychron K6 – một chiếc bàn phím phù hợp với gần như tất cả mọi người. Phù hợp ở đây là không chỉ là nói về khả năng tương thích; mà còn cả về các yếu tố như ngoại hình, chức năng, trải nghiệm nhập liệu và hơn thế nữa. 

Mặc dù về những yếu tố như switch hay keycap thì sẽ còn nhiều lựa chọn tốt hơn ở cùng tầm giá, nhưng đó cũng là lý do mà K6 có cho mình khả năng hotswap. Nếu có nhu cầu cao hơn thì chúng ta hoàn toàn có thể mua vật liệu về thay thế - vừa đáp ứng được nhu cầu, lại có thể “vọc vạch” nâng cao tay nghề và hiểu biết. Kể cũng tiện. 

Hiện tại, sản phẩm Keychron K6 đang được bán tại ThinkPro với mức giá 1.690.000đ, đi kèm ưu đãi giảm 100.000đ trực tiếp thì chỉ còn 1.590.000đ. Keychron K6 theo người viết nghe được thì cũng đã hết từ rất lâu và nay mới có lại, nên bạn đọc nếu có hứng thú thì hãy nhanh chân ghé qua website và hệ thống cửa hàng ngay nhé!

------------------------

ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất. 

Bài viết liên quan
Trên tay Dell G7 7590: Giải pháp cho những ai thích Alienware nhưng ngân sách hạn hẹp!
Trên tay Dell G7 7590: Giải pháp cho những ai thích Alienware nhưng ngân sách hạn hẹp!Ở phân khúc cao cấp, Alienware vẫn là gần như là kẻ độc tôn trên thị trường. Tuy nhiên, phân khúc gaming trung cấp mới là nơi để các hãng hái ra tiền. Đó là lý do vì sao những chiếc gaming G của Dell được ra đời. Với phương châm “ngoại thất trung cấp, nội thất cao cấp”, những chiếc Dell G7 7590 xứng đáng là một trong những chiếc gaming laptop tầm trung đáng giá nhất hiện nay.
Lương Mạnh Hà/19-08-2024
Sau smartphone, OnePlus chính thức lấn sân sang phím cơ với sản phẩm đầu tay
Sau smartphone, OnePlus chính thức lấn sân sang phím cơ với sản phẩm đầu tayĐây là nỗ lực tiếp theo của công ty trong việc đánh chiếm mặt trận PC và PC Gaming, cũng như là để chiều lòng những người hâm mộ lâu năm.
Nguyễn Công Minh/27-07-2024
Keychron Ngập kho – Không lo thiếu phím !!!
Keychron Ngập kho – Không lo thiếu phím !!!Sau bao ngày chờ đợi cuối cùng hàng loạt siêu phẩm Keychron cũng đã về ngập kho nhà ThinkPro, quý khách hàng không còn phải lo lắng với tình trạng hết hàng mùa Back To School.
Thu Hồng/26-07-2024
[Dream Set 2021] Top 3 bàn phím cơ đáng mua nhất mùa Back To School 2021
[Dream Set 2021] Top 3 bàn phím cơ đáng mua nhất mùa Back To School 2021Sau kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc Gia khá căng thẳng thì cánh cổng bước vào trường đại học của các bạn lại mở ra. Một mùa Back To School lại sắp sửa đến, quá nhiều thứ phải lo toan và chuẩn bị. Mình đoán rằng, trong hàng loạt những thứ các bạn đang nghĩ đến trong đầu thì những thiết bị công nghệ mới để đồng hành cùng mình trong suốt những năm tháng học tập sắp tới sẽ là những thứ gần như tất cả các bạn sẽ nghĩ tới đầu tiên
Lương Mạnh Hà/26-07-2024
Cập nhật hàng về: Giải mã sức hút của bàn phím cơ đa tác vụ Keychron C2
Cập nhật hàng về: Giải mã sức hút của bàn phím cơ đa tác vụ Keychron C2Keychron C2 là sản phẩm bàn phím cơ full size mới nhất đến từ nhà Keychron. Với khả năng phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu cho mọi đối tượng người dùng, từ nhân viên văn phòng cho tới các game thủ cùng thiết kế hiện đại và trẻ trung, tương thích với mọi nền tảng từ Windows cho tới Mac OS.
Thu Hồng/26-07-2024
Nguyễn Công Minh