Thương hiệu
Có khuyến mại
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Tin tức

Đánh giá chi tiết Dell XPS 13 7390: Xứng danh ultrabook multimedia tốt nhất

Dù đã có sự thay thế hoàn hảo bởi XPS 9300 nhưng cho đến thời điểm hiện tại, nhờ mức giá hợp lý hơn và hiệu năng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu người dùng, XPS 7390 vẫn là lựa chọn tốt ở phân khúc laptop cao cấp.

Trong nhiều năm, Dell đã mang đến cho người dùng một ma trận tên đúng nghĩa khi không có một quy tắc nhất định, kiểu như hãng thích thì đặt vậy. Sau các tên mã sử dụng cho dòng XPS 13, XPS 15 là 93xx rồi 95xx thì năm 2019, Dell lại sử dụng tên 7390 và 7590, đến năm 2020 thì lội ngược lại 9300, 9500 và 9700. Cách đặt tên khiến người dùng gặp khó khi phân biệt các mẫu XPS khác nhau bên cạnh thiết kế không thay đổi nhiều.

Bỏ qua cách đặt tên, năm nay Dell mang tới thế hệ XPS mới thật sự khác biệt, màn hình 16:10 không còn 16:9 như truyền thống, cấu hình cũng mạnh mẽ hơn nhờ vi xử lý Ice Lake với iGPU Iris Plus. Trong khi đó, Dell XPS 7390 sử dụng vi xử lý Comet Lake và GPU UHD cũ nhưng chính sức hút của 9300 khiến giá thành của sản phẩm này được hạ xuống, hấp dẫn hơn và là chiếc Ultrabook 13 inches đáng mua nhất ở thời điểm hiện tại.

Dell XPS 7390 được đề cập trong bài viết sử dụng màn hình 13 inches, độ phân giải Full HD, hỗ trợ cảm ứng, CPU Intel Core i5-10210U, 8GB RAM và dung lượng ổ cứng tốc độ cao 256GB. Đây là cấu hình vừa đủ để đáp ứng các tác vụ cơ bản như làm việc, duyệt web, giải trí và chơi game nhẹ. Bản chất các mẫu laptop Dell XPS cấu hình cơ bản để phù hợp với nhiều người dùng hơn, cũng như giá thành hợp lý hơn. Vậy sau một năm, mức giá đã giảm tới 30% tại ThinkPro, Dell XPS 7390 liệu còn có "cửa" để cạnh tranh với các mẫu Ultrabook 13 inches năm nay.

Thiết kế

Dell đã không thay đổi thiết kế của XPS 13 trong nhiều năm nhưng vẫn được nhiều người dùng ủng hộ. “Cái gì tốt, không nên thay đổi quá nhiều” điều này luôn đúng với các dòng laptop cao cấp, doanh nhân cao cấp như Dell XPS hay Lenovo ThinkPad. Dell XPS 13 7390 sở hữu thiết kế nhỏ gọn, thậm chí chỉ tương đương một tờ giấy A4, độ mỏng ở vị trí dày nhất cũng chỉ là 11.6mm và trọng lượng vỏn vẹn 1.22kg. Những thông số cho thấy độ cơ động, phù hợp nhiều đối tượng người dùng của XPS 13 7390.

Để đảm bảo cho kích thước nhỏ hơn, Dell đã làm mỏng đi các viền xung quanh màn hình. Do những phàn nàn của khách hàng, Dell đã phải đưa cảm biến camera lên cạnh trên như truyền thống khiến viền dày hơn và không còn "vô cực" như giai đoạn trước. Đây cũng là đánh đổi hợp lý, người dùng sẽ không phải cúi xuống khi thực hiện cuộc gọi online, đồng thời cạnh trên cũng dày bản tạo cảm giác chắc chắn.

Về tổng thể, Dell XPS 13 7390 thực sự chắc chắn với hai mặt nhôm nguyên khối, khá dày và bền bỉ. Bề mặt kê tay của chiếc máy được làm từ hợp kim magie chắc chắn, được phủ thêm một lớp carbon sợi với những đường kẻ chỉ tinh tế, trông rất cao cấp. Không giống những phiên bản mới ra mắt như chiếc XPS 9300, XPS 13 7390 có nút nguồn nằm bên ngoài bàn phím, tránh tình trạng bấm nhầm trong quá trình sử dụng. Để mà nói về thiết kế tổng quan, chiếc laptop Dell 7390 vẫn mang lại cảm giác vô cùng cao cấp. Bản lề chiếc máy được thiết kế liền khối, với kiểu bản lề Eurgo lift, khi mở máy sẽ nâng nhẹ phần đáy máy lên.

Màn hình

Phiên bản XPS 13 7390 được đánh giá ở đây trang bị màn hình cảm ứng, với độ phân giải Full HD cùng tấm nền IPS cao cấp, cho khả năng hiển thị tuyệt vời. Màn hình cho khả năng hiển thị màu trong, sâu, bắt mắt. Khả năng cảm ứng được trang bị trên chiếc máy này cũng rất nhạy, sẽ rất tuyệt vời nếu như sử dụng kèm một chiếc bút thiết kế.

Bên cạnh đó Dell cho chiếc máy này sử dụng màn hình có độ sáng 400 nits, lớn hơn rất nhiều so với đa số các laptop hiện tại trong cùng phân khúc giá. Màn hình cho độ phủ màu rất tốt, 100% sRGB và 67% AdobeRGB, phù hợp cho những công việc multimedia như chỉnh sửa ảnh, thiết kế 2D, hay thậm chí cả dựng Video.

Tuy nhiên, màn hình này vẫn gặp phải một vài điểm yếu nhất định. Do sử dụng tấm nền gương, điểm đặc trưng trên đa số laptop được trang bị màn hình cảm ứng của Dell, chiếc máy có hiện tượng loá sáng khi làm việc trong điều kiện bị ánh sáng mạnh chiếu vào, vậy nên khi mang chiếc máy này qua các quán café ngoài trời, tấm màn hình này sẽ hơi khó để sử dụng. Thêm vào đó, việc có độ trễ màn hình cao cũng là điểm trừ, gây khó chịu cho người dùng trong quá trình sử dụng.

Khả năng nâng cấp – bảo trì

Để có thể tiếp cận các thành phần linh kiện bên trong, phải mở nắp máy ra mới có thể thấy được. Do gần như có chung thiết kế với XPS 9380, nên việc tháo nắp máy ra cũng không gặp phải khó khăn gì. Dell XPS 13 7390 gần như hàn chết tất cả linh kiện trên bo mạch. Điều này bao gồm cả việc hàn chết RAM cũng như card Wi-Fi của chiếc máy. Thành phần duy nhất có thể nâng cấp là SSD. Hàn chết Wi-Fi cũng gây ra một vài bất tiện nếu như có vô tình xảy ra hỏng hóc, nhưng đổi lại, việc này lại giúp cho các linh kiện trên mainboard được bố trí tốt hơn.

Bàn phím và Touchpad

Giống như thế hệ trước, Dell XPS 7390 vẫn sử dụng bàn phím chiclet với hệ thống đèn led màu trắng. Layout phím được bố trí hơi sát, keycaps được làm phẳng và kích thước có phần hơi nhỏ. Hành trình phím không quá sâu, cỡ chừng 0.9mm. Tuy vậy, việc thiết kế phím và layout trên chiếc máy này lại giúp cho người dùng không bị đánh trật phím khi gõ, cũng như cho phản hồi chính xác nhất. Nếu so với những chiếc laptop cùng tầm như chiếc Macbook Pro 13 2018 hay những chiếc Zenbook, bàn phím của XPS 7390 thực sự vượt trội hơn hẳn.

Đèn nền phím có 2 nấc sáng, với độ sáng không quá cao, nhưng lại vô cùng hữu ích khi sử dụng về đêm.

Touchpad của dòng XPS nói chung và chiếc 7390 này nói riêng luôn được thiết kế cao cấp. Bề mặt touchpad được phủ kính mịn, với lớp sơn đen bên trong. Touchpad cho khả năng tracking tốt, cử chỉ nhạy, hai nút chuột cũng cho phản hồi rất tốt, tiếng kêu phát ra có phần hơi to. Tuy nhiên, do thiết kế touchpad nhỏ, hệ thống cử chỉ đôi khi không thể phát huy hết tác dụng trong quá trình sử dụng. Đây cũng là điểm trừ lớn của chiếc máy nếu so với Macbook hay Razer Blade Stealth

Hệ thống cổng kết nối

Giống như những phiên bản trước đây, XPS 7390 được trang bị hệ thống cổng kết nối tối giản. Máy được trang bị 3 cổng USB Type C 3.1 Gen 2, tuy nhiên, 2 cổng ở cạnh trái có hỗ trợ kết nối Thunderbolt 3, cổng ở cạnh phải chỉ hỗ trợ xuất hình và sạc. Máy còn có thêm 1 jack audio 3.5mm, và một khe cắm thẻ nhớ microSD, cho tốc độ cao. Tuy nhiên, việc trang bị khe thẻ microSD có phần không được thiết thực cho lắm. Cạnh trái được trang bị 2 cổng USB-C hỗ trợ giao thức Thunderbolt 3, và có một công tắc báo dung lượng pin còn lại. Cạnh phải được trang bị 1 cổng USB-C, có khả năng sạc và xuất hình, một cổng microSD và 1 jack tai nghe 3.5mm 

Hiệu năng

Máy có đa dạng tuỳ chọn phần cứng, với CPU thấp nhất từ Core i3 10110U, cho tới cao nhất là Core i7 10710U, bộ nhớ từ 4GB cho tới 16GB, nhưng tuy nhiên, chỉ có tuỳ chọn RAM 8GB và 16GB là hỗ trợ Dual channel.

Phiên bản được đánh giá sử dụng cấu hình tiêu chuẩn, với CPU Intel Core i5 10210U và RAM LPDDR3L 8GB. Ở tuỳ chọn cấu hình này, chiếc máy cho điểm số ở mức tốt trong bài test Cinebench R15, với 161 điểm đơn nhân và 437 điểm đa nhân. Điều này là do Dell đã có sự tinh chỉnh về điện năng CPU trên chiếc XPS 7390 này, cho phép đẩy mức TDP tối đa lên 25W điện. Tuy nhiên việc này cũng vô tình khiến chiếc máy hoạt động với mức xung không được ổn định cho lắm. Tuy vậy, nếu để so với những mẫu ultrabook 13.3 inch hiện nay, XPS 7390 vẫn là một đối thủ vô cùng đáng gờm, với hiệu năng ngang ngửa, thậm chí vượt trội hơn cả các mẫu ultrabook mới nổi của HP hay Asus.

Về hiệu năng đồ hoạ, do chỉ được trang bị iGPU Intel UHD 620, hiệu năng cũng không có quá nhiều nổi trội. Bài test 3Dmark Time Spy chỉ cho ra điểm số 463, tuy nhiên khi chơi một vài tựa game, máy lại cho ra hiệu năng khá tốt. Khi chơi Fifa Online 4 ở mức thiết đặt trung bình-cao ở độ phân giải Full HD, máy vẫn cho điểm số khá ổn với 70FPS, tuy nhiên, khi ở gần cầu môn, số khung hình bị giảm xuống còn 10 FPS, được cao lắm. Ở tựa game CS:GO, máy chỉ chơi được ở mức thiết đặt trung bình-thấp, với 50 khung hình trên giây. Dù vậy, vẫn phải công nhận rằng chiếc máy này vẫn khá tốt khi giải trí nhẹ nhàng.

Ổ cứng

Là dòng laptop văn phòng mỏng nhẹ cao cấp, Dell XPS 13 7390 được trang bị SSD m.2 NVMe với tốc độ cao. Máy sử dụng SSD NVMe với dung lượng 256GB, với mã hiệu KBG40ZNS256G của Toshiba. Tốc độ đọc ghi trên chiếc SSD này khá ấn tượng, với tốc độ đọc tuần tự là 2401 MB/s và ghi tuần tự là 1146 MB/s. Tuy nhiên, do có sự hợp tác với nhiều hãng phần cứng khác nhau, nên không có gì chắc chắn là Dell sẽ chỉ dùng mình SSD dung lượng 256GB của Toshiba cả. Nhưng, đây hoàn toàn là tốc độ lý tưởng khi sử dụng để xử lý các công việc rồi.

Hệ thống âm thanh

Dell trang bị cho chiếc XPS 7390 của mình hai loa stereo ở mức độ khá, với mỗi loa 2W, và khi boost lên sẽ tiêu thụ 2.5W. Hai dải loa được bố trí hai bên cạnh pin, tạo sự cân bằng khi xuất âm thanh. Với đôi loa ở công suất nhỏ, cũng không thể kỳ vọng nhiều vào việc máy có thể phát ra âm lượng lớn. Nhưng không, nhờ sự tối ưu về phần mềm âm thanh, cũng như được trang bị công nghệ WaveMaxx Audio Pro, chiếc máy cho khả năng xuất âm thanh to, rõ. Tuy vậy, khi nghe nhạc, chất âm có phần hơi khô, thiếu âm bass, nên không thể nghe hết cỡ những bản nhạc EDM hiện đại được.

Thời lượng pin

Đổi lại, chiếc máy lại cho một thời lượng pin ấn tượng. Dù chỉ được trang bị viên pin 52Wh, nhưng với sự tối ưu trong quản lý điện năng, Dell XPS 13 7390 cho thời gian sử dụng khá tốt. Khi sử dụng Wi-Fi và làm những công việc thông thường, với mức sáng 50%, máy cho thời gian sử dụng dài, 12 tiếng, đủ cho cả 1 ngày làm việc. Tuy nhiên, khi được thiết đặt ở mức tiêu thụ điện năng cao nhất, cũng như chạy Full Load và ở độ sáng cao nhất, pin chỉ trụ được khoảng 2 tiếng rưỡi, cho tới 3 tiếng. Có thể nói, XPS 7390 vẫn cho thời lượng pin ấn tượng khi sử dụng các tác vụ nhẹ, nhưng nếu chạy liên tục các phần mềm nặng thì thời gian sẽ ngắn đi nhiều. Đây là điểm mà Intel nói rằng họ sẽ tối ưu trong phiên bản Intel Tiger Lake sắp tới, với tiêu chuẩn Evo. Còn với chiếc máy này, có lẽ cũng không ai sử dụng một chiếc Ultrabook multimedia với CPU tiết kiệm điện để làm những công việc render nặng cả.

Tạm kết

Mặc dù đã ra mắt được 1 năm, Dell XPS 13 7390 vẫn để lại ấn tượng rất tốt với người dùng, khi chiếc máy vẫn mang trong mình một thiết kế hiện đại, sang trọng, với kích thước mỏng cỡ một tờ giấy A4. Cùng với đó, chiếc máy vẫn sở hữu một hiệu năng ấn tượng, thừa sức sử dụng được trong vài năm tới, nên chắc chắn không làm người dùng phải lo lắng nếu có phải sử dụng những phần mềm yêu cầu phần cứng cao. Sau cùng, Dell XPS 13 7390 vẫn xứng danh là ultrabook tốt nhất hiện nay.

Ngoài ra, ThinkPro còn đang kinh doanh rất nhiều mẫu laptop Dell sở hữu hiệu năng ổn áp, giá thành phải chăng phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng như: Dell Vostro 5630, Dell Latitude 9420, Dell Latitude 7420, Dell Inspiron 5430, Dell XPS 9320,... đang chờ bạn đến ghé thăm và trải nghiệm đấy!

Bài viết liên quan
Đánh giá chi tiết Dell XPS 13 9300: Ultrabook 13 inches hoàn hảo!
Đánh giá chi tiết Dell XPS 13 9300: Ultrabook 13 inches hoàn hảo!Nối tiếp thành công của những đời XPS trước đó, XPS 13 9300 năm nay vẫn là một trong những chiếc Ultrabook window đẹp nhất trên thị trường vào thời điểm hiện tại. Vậy ngoài vẻ đẹp ra thì nó có những gì và nó có đáng với số tiền gần 40 triệu?
Lương Mạnh Hà/19-08-2024
Đánh giá chi tiết Dell XPS 15 9510: Xứng đáng với vị thế dẫn đầu!
Đánh giá chi tiết Dell XPS 15 9510: Xứng đáng với vị thế dẫn đầu!Dell XPS 15 9510 là một trong những ba mẫu Ultrabook xịn nhất mà Dell từng làm ra từ trước tới nay. Với thiết kế sang chảnh bậc nhất, hiệu năng siêu mạnh bên trong một thân hình mỏng nhẹ, chắc chắn rồi, chiếc máy này sẽ là một trong những sự lựa chọn Ultrabook cao cấp hàng đầu hiện nay!
Lương Mạnh Hà/26-07-2024
Review Dell XPS 13 9305: Mỏng mà xịn
Review Dell XPS 13 9305: Mỏng mà xịnDell XPS 13 9305 – cái tên không còn quá mới mẻ trên thị trường Ultrabook cao cấp nhưng những giá trị mà chiếc máy này thể hiện được tính đến thời điểm hiện tại lại quá xứng đáng để bạn phải để mắt tới nếu đang muốn kiếm tìm cho mình một mẫu Ultrabook sang chảnh về thiết kế, hoàn hảo về hiệu năng!
Lương Mạnh Hà/26-07-2024
So sánh Dell XPS 13 7390 và MacBook Air M1 - khi Ultrabook tranh giành ngôi vương
So sánh Dell XPS 13 7390 và MacBook Air M1 - khi Ultrabook tranh giành ngôi vươngĐều là những chiếc Ultrabook với tầm giá 25 triệu đồng. Dell XPS 13 7390 và MacBook Air M1, đâu mới là bá chủ?
Thu Hồng/26-07-2024
Dell XPS 13 series - nhiều lựa chọn, giá hấp dẫn!
Dell XPS 13 series - nhiều lựa chọn, giá hấp dẫn!Với mức giá nhìn chung đã không còn quá đắt đỏ, Dell XPS 13 đang là một trong những dòng laptop cao cấp dễ tiếp cận nhất với người dùng. Nhưng giữa một ma trận các sản phẩm gần như giống hệt nhau, đâu sẽ là cái tên mà bạn thực sự cần?
Nguyễn Công Minh/26-07-2024
Bùi Quang Thành