logo

Đánh giá Lenovo ThinkBook 16 G4+: Có phải là “ăn chắc mặc bền” cho dân đồ họa?

Lâm Bùi 09:05, 21/11/2022

Mua Lenovo ThinkBook 16 G4+ chúng ta được gì và mất gì?

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-01

Ưu điểm

  • Lenovo ThinkBook 16 G4+ sở hữu thiết kế đẹp mắt, tinh tế cùng độ hoàn thiện hoàn hảo.

  • Màn hình chất lượng, trải nghiệm thị giác thực sự ấn tượng.

  • Cấu hình mạnh mẽ, hiệu suất hoạt động ổn định trong thời gian dài.

  • Lenovo ThinkBook 16 G4+ được trang bị đa dạng các cổng kết nối vật lý.

Nhược điểm

  • Giá thành của sản phẩm tương đối cao.

  • Hành trình phím hơi nông một chút.

Review Lenovo ThinkBook 16 G4+: Đậm chất ThinkBook, tôn lên nét dáng

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-02

Như thường lệ, chất lượng gia công luôn là một trong những điểm “ăn tiền” của dòng máy Lenovo ThinkBook. Lenovo ThinkBook 16 G4+ được thừa hưởng sự sang trọng và cao cấp của dòng máy doanh nghiệp. Do vậy khi nhìn vào những chi tiết nhỏ như logo, các cổng kết nối,... đều được hãng làm vô cùng chau chuốt và tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn là một người dùng khó tính thì khi gập mở màn hình laptop vẫn cho độ dao động nhẹ. Tuy nhiên, điều này sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến trải nghiệm tổng thể của người dùng.

Bên cạnh đó, nếu để tìm ra điểm mà mình chưa thực sự ưng ý trên chiếc máy này thì nó sẽ đến từ phần touchpad. Thay vì được đặt ngay ngắn và cân đối ở chính giữa, Lenovo ThinkBook lại đặt nó hơi lệch sang trái. Bởi vậy, nhiều khi gõ phím tay của người dùng sẽ chạm vào phần touchpad tạo ra cảm giác khá khó chịu.

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-02

Bù lại máy vẫn được hoàn thiện từ chất liệu nhôm nguyên khối, lớp sơn phủ cao cấp cho cảm giác sờ khá thích tay. Đặc biệt là nó không để lại dấu vân tay và mồ hôi trong quá trình sử dụng hàng ngày. Về thông số vật lý, trọng lượng của máy vào khoảng 1.8kg và độ dày là 16.5mm. Chính điều này giúp mang lại cho người dùng sự tiện lợi và gọn gàng hơn rất nhiều trong quá trình di chuyển. Bản lề của laptop Lenovo này được làm chắc chắn, khả năng gập mở 180 độ cho phép khả năng chia sẻ với những người dùng xung quanh dễ dàng hơn rất nhiều.

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-18

Nhìn chung, triết lý thiết kế và chất build trên Lenovo ThinkBook 16 có thể được coi là tiêu chuẩn vàng mà các mẫu Ultrabook hiện nay cần phải học hỏi. Nếu bỏ qua những thiếu sót nhỏ thì mọi thứ trên máy là tương đối hoàn hảo, sẵn sàng đồng hành cùng người dùng theo năm tháng.

Khung hình chất lượng, thỏa sức sáng tạo

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-05

Nếu để tìm ra điểm mà mình thực sự phải “wow” trên chiếc Lenovo ThinkBook 16 G4+ sẽ đến từ trải nghiệm thị giác mà chúng ta có thể nhận được. Máy được trang bị màn hình IPS có kích thước 16 inch, độ phân giải 2560 x 1600 pixels, tần số quét 60Hz cho chất lượng hiển thị vô cùng ấn tượng với độ sắc nét và chân thực được đẩy lên cao hơn. Độ sáng màn hình của máy vào khoảng 350 nits và độ phủ màu lên tới 100% sRGB, 74% DCI-P3.

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-20

Do đó, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi làm các tác vụ đồ họa sáng tạo. Tuy nhiên, khi mình chơi các tựa game ESport có tiết tấu nhanh thì màn hình của máy gây ra những hiện tượng giật xé hình tương đối rõ. Điều này là khá dễ hiểu khi tần số quét của máy chỉ đạt 60Hz - thua xa với những con số 144Hz hay 165Hz mà chúng ta bắt gặp trên những chiếc laptop gaming.

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-06

Phần viền màn hình của Lenovo ThinkBook 16 G4+ cũng được hàng làm siêu mỏng giúp người dùng hoàn toàn tập trung vào nội dung trước mắt. Hơn nữa, màn hình này còn sở hữu tỷ lệ 16:10 giúp tối ưu không gian hiển thị theo chiều dọc.

Ngoài ra, Lenovo ThinkBook 16 G4+ laptop còn được hỗ trợ hai tùy chọn màn hình là Full HD, tần số quét 60Hz, độ sáng màn hình 300 nits và độ phân giải 2.5K, tần số quét 120Hz, độ sáng màn hình 350 nits. Theo đó tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn cho mình được những phiên bản phù hợp nhất.

Đánh giá Lenovo ThinkBook 16 G4+ qua bàn phím và touchpad

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-07

Về trải nghiệm bàn phím và touchpad trên Lenovo ThinkBook 16 G4+ review thì sao? Mặc dù hành trình phím trên máy hơi nông chỉ phù hợp cho những nhu cầu cơ bản như học tập hay làm việc, còn đối với những nhu cầu giải trí cho những tác vụ gaming thì bàn phím trên Lenovo ThinkBook 16 G4+ sẽ không thật sự đã để nâng tầm trải nghiệm của người dùng.

Thực tế, cảm giác gõ trên Lenovo ThinkBook 16 G4+ là khá ổn nhờ layout hợp lý, độ nảy phím tốt và độ phản hồi được tối ưu hơn rất nhiều. Cụm bàn phím trên máy cũng được hãng trang bị hệ thống đèn nền với độ sáng cao cho phép người dùng có thể tự tin hơn khi phải làm việc trong những môi trường thiếu sáng.

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-16

Còn về touchpad, như ThinkPro đã vừa để cập ở trên ngoại trừ việc touchpad của máy được bố trí chưa thật sự hợp lý khi được đặt lệch nhiều sang trái. Nhưng bù lại touchpad được làm với kích thước đủ lớn, trải nghiệm di mượt mà và không xảy ra hiện tượng delay.

Hiệu năng nâng cấp tới từ con chip Intel Gen 12th

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-08

Cấu hình được trang bị trên Lenovo ThinkBook 16 G4+ đến từ hai “ông lớn” là AMD và Intel. Cụ thể người dùng sẽ có các tùy chọn là ThinkBook 16 G4+ Ryzen 5 6600H, Lenovo ThinkBook 16 G4+ Core i5 12500H và Core i7 12700H. Cụ thể chúng ta hãy cùng phân tích về tổ hợp cấu hình:

  • CPU: Intel Core i5 12500H (12 nhân/ 16 luồng).

  • RAM: 16GB RAM LPDDR5 bus 4800MHz.

  • Ổ cứng: 512GB SSD.

  • GPU: NVIDIA GeForce RTX 2050.

Có thể nói, đây đều là những tổ hợp phần cứng hàng đầu hiện nay giúp máy không cho thấy sự “hụt hơi” khi làm các tác vụ văn phòng nặng, render 2D hay thậm chí chơi các tựa game ở mức cấu hình phù hợp. Khi chơi các tựa game như Liên minh huyền thoại máy vẫn duy trì được mức FPS cực kỳ ổn định và không hề tỏ ra thua kém những mẫu laptop gaming tầm trung hiện nay.

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-09

Có lẽ, điểm mà anh em quan tâm nhất chắc hẳn sẽ đến từ chiếc card đồ họa rời RTX 2050. Xét về thông số cấu hình, RTX 2050 có cùng nhân số CUDA so với chiếc RTX 3050 và cao gấp đối so với GTX 1650. Tuy nhiên, độ rộng bus của RTX 2050 lại chỉ là 64 bit - bằng một nửa so với 2 chiếc card đồ họa trên. Do vậy, hiệu năng máy máy cho ra chỉ nhỉnh hơn một chút khi chúng ta “đặt lên bàn cân” để so sánh với GTX 1650.

lenovo-thinkbook-16-g4-thinkpro-10

Nhìn chung, với mức hiệu năng như trên là quá đủ cho anh em có thể làm đồ họa sáng tạo hay chơi các tựa game Full HD ở mức Med setting. Ở các con game ESport mình vẫn để ở mức high setting nhưng FPS vẫn có thể lên trên 200. Nói là vậy, do Lenovo ThinkBook 16 G4+ sẽ là một chiếc máy thiên hơn về làm các tác vụ đồ họa khi anh em có thể tận dụng được một lượng nhân lớn của CPU và lượng nhân CUDA lớn của card đồ họa, đi kèm mức RAM ấn tượng.

muc-fps-cua-may-12

Các cổng kết nối trên Lenovo ThinkBook 16 G4+

cong-ket-noi-cua-may-15

Lenovo ThinkBook 16 G4+ laptop được hãng trang bị tương đối đa dạng các cổng kết nối mà ta có thể kể đến như hai cổng USB 3.2 Gen 1, cổng USB 2.0, một cổng USB-C 3.2 Gen 2, cổng Thunderbolt 4, cổng HDMI, cổng LAN RJ45, khe cắm thẻ SD và jack cắm 3.5mm. Với số lượng cổng kết nối này Lenovo ThinkBook 16 G4+ có thể tự tin đáp ứng tốt cho nhu cầu kết nối của đại đa số người dùng hiện nay ở các tác vụ làm việc văn phòng.

Thời lượng sử dụng pin

thoi-luong-pin-cua-may-14

Lenovo ThinkBook 16 G4+ được trang bị viên pin 71Whr. Một mức pin tương đối ấn tượng cho những chiếc laptop văn phòng hiện nay. Trải nghiệm thực tế của mình cho thấy, khi làm việc ở những tác vụ cơ bản cùng độ sáng màn hình ở mức 70%, Lenovo ThinkBook 16 G4+ có thể trụ được vào khoảng hơn 7 giờ. Tuy nhiên, điều này sẽ còn thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu và cách sử dụng của mỗi người.

Lenovo ThinkBook 16 G4+ giá rẻ ở đâu?

Hiện nay trên thị trường có đến hàng tá những đơn vị cung cấp các mẫu laptop nhưng để tìm kiếm một nhà cung cấp có đầy đủ sự uy tín và chất lượng là điều không hề dễ dàng. Đừng quên, ThinkPro đã và đang cung cấp đến người dùng mẫu sản phẩm Lenovo ThinkBook 16 G4+ với mức giá vô cùng hấp dẫn chỉ từ 23 - 29 triệu (tùy từng phiên bản CPU).