logo

Lenovo ThinkPad L13: Ultrabook chú trọng vào yếu tố doanh nghiệp

Lương Mạnh Hà 00:00, 27/01/2021

Thiết kế bên ngoài của Lenovo ThinkPad L13 rất giống với những người tiền nhiệm như L380 và L390. Lenovo vẫn giữ nguyên chất liệu hoàn thiện trên ThinkPad L13, chiếc máy này vẫn được hoàn thiện bằng khung nhựa cứng và nắp máy vẫn được làm bằng kim loại cao cấp như 2 người đang anh ThinkPad L380 và L390. Tựu chung, xét về chất lượng hoàn thiện, tuy chưa thể đạt đến mức độ đỉnh cao như T-series hoặc X-series nhưng nhìn chung, ThinkPad L13 đạt được ở mức khá.

Lenovo-ThinkPad-L13.jpg

Tuy nhiên, màn hình trên L13 lại là một trong những điểm nâng cấp sáng giá so với những thế hệ tiền nhiệm. Viền màn hình được thu nhỏ, tùy chọn màn hình cao cấp nhất là 2K cảm ứng dẫn tới việc trải nghiệm tổng thể của người dùng được đẩy lên khá nhiều so với 2 phiên bản tiền nhiệm vốn đã bị người dùng chê trách khá nhiều về màn hình.

Lenovo-ThinkPad-L13-3.jpg

Nhưng một trong những thay đổi gây tranh cãi nhất của series ThinkPad L13 so với thế hệ tiền nhiệm chính là khả năng nâng cấp phần cứng. RAM của ThinkPad l13 đã được hàn chết vào main và không thể nâng cấp. Trong khi đó, với thế hệ tiền nhiệm, người dùng có thể thoải mái nâng cấp RAM với 2 khe RAM trống để người dùng có thể thoải mái nâng cấp.

Lenovo-ThinkPad-L13-2.jpg

Vì là chiếc máy hướng tới đối tượng người dùng doanh nghiệp nên máy khá mỏng và nhẹ (chỉ 1.38kg). Không những thế, Lenovo cũng rất chú trọng vào cấu hình máy khi phiên bản cấu hình cao cấp nhất của ThinkPad L13 được trang bị CPU Intel Core i7 (hoặc AMD Ryzen Pro 4000), bộ nhớ RAM lên tới 32GB và bộ nhớ SSD lưu trữ lên tới 1TB NVMe. 

Với giá bán khởi điểm chỉ hơn hơn 20 triệu đồng cho phiên bản cấu hình thấp nhất, ThinkPad L13 sẽ là một trong những sự lựa chọn khá hấp dẫn đối với những người dùng doanh nghiệp cần thiết cho mình một chiếc laptop có ổn định cao cũng như chất lượng hoàn thiện rất tốt.