logo

Linux 5.1.3 ra mắt, chính thức hỗ trợ chipset Apple M1

Đào Tô Quỳnh Ngân 17:26, 01/07/2022

Có thể nói sự xuất hiện của con chip M1 trong các sản phẩm của Apple ra mắt từ cuối năm 2020 đến nay đã tạo ra những thay đổi quan trọng và sâu rộng trong thế giới công nghệ nói chung, cả trên khía cạnh phần cứng lẫn phần mềm. Ngày càng có nhiều phần mềm được bổ sung khả năng hỗ trợ gốc cho Apple M1 nhăm mang đến trải nghiệm trọn vẹn hơn, và Linux cũng không phải ngoại lệ.

Trên thực tế, có nhiều cách để bạn sử dụng Linux trên Mac M1. Tuy nhiên, nếu muốn có được trạng thái tương thích tốt nhất, cũng như trải nghiệm tối ưu nhất, khả năng hỗ trợ gốc là điều kiện bắt buộc. May thay, điều này đã chính thức xuất hiện trên Linux 5.1.3 vừa ra mắt.

Linux 5.1.3 ra mắt, chính thức hỗ trợ chipset Apple M1 - QuanTriMang.com

Linux trên các thiết bị Mac M1 với Corellium

Tính đến thời điểm hiện tại, Apple đã trang bị con chip M1 trên một số dòng MacBook, iMac và iPad Pro. Tất cả đều cho hiệu năng tốt với sức mạnh tuyệt đối của bộ xử lý mới, với yếu tố cốt lõi nằm ở ở khả năng tương thích phần cứng cũng như phần mềm (hệ điều hành) tốt. Đây là điều dễ hiểu bởi Apple nắm trong tay một hệ sinh thái khép kín tuyệt vời. Cả phần mềm (macOS, iPadOs) cũng như phần cứng (M1) đều do công ty tự nghiên cứu và phát triển, do đó khả năng tương thích sẽ là rất tốt, dẫn đến hiệu suất được tối ưu.

Tuy nhiên, các nhà phát triển bên thứ ba lại không có được sự chủ động như vậy. Họ sẽ phải đợi M1 ra mắt, thực hiện đánh giá sơ bộ, sau đó mới bắt tay vào triển khai khả năng tương thích gốc cho con chip mới này trên sản phẩm của mình. Linux cũng không nằm ngoài thực tế đó.

Linux 5.1.3 ra mắt, chính thức hỗ trợ chipset Apple M1 - QuanTriMang.com

Cách đây không lâu, Corellium đã khiến cộng đồng Linux một phen xôn xao khi đưa thành công Ubuntu – một bản phân phối Linux vốn rất phổ biến – lên Mac M1 hồi đầu năm. Apple không hề có liên quan trong dự án này. Thậm chí ở thời điểm M1 ra mắt, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, Craig Federighi đã từng khẳng định sẽ không có khả native boot Windows hoặc Linux, cũng như dual-boot hoặc Boot Camp. Ảo hóa là phương pháp duy nhất mà vị đại diện công ty Cupertino hướng đến.

Tuy nhiên, Corellium đã chứng minh được rằng Linux hoàn toàn có thể sử dụng được trên các thiết bị Mac M1: “Boot từ USB trên máy tính để bàn Ubuntu (rpi). Mạng hoạt động thông qua USB c dongle. Bản cập nhật bao gồm khả năng hỗ trợ cho USB, 12C, DART”.

“Bố già Linux” Linus Torvalds cũng đã không ít lần tỏ ra háo hức với kế hoạch đưa Linux lên máy Mac M1. “Từ lâu, tôi đã chờ đợi một chiếc máy tính xách tay ARM có thể chạy Linux. [MacBook] Air mới sẽ gần như hoàn hảo, ngoại trừ hệ điều hành”. Torvalds đã nói như vậy vào mùa thu năm ngoái, khi chiếc Mac M1 đầu tiên vừa được công bố.

MacBook Air with M1 chip - Apple (CA)

Linux 5.1.3 trên máy Mac M1

Như đã nói, Linux Kernel 5.1.3 đã chính thức sở hữu khả năng hỗ trợ gốc với chipset M1. Như vậy, MacBook Air, MacBook Pro, Mac Mini và iMac 24 inch mới hiện có thể chạy Linux nguyên bản. Phương pháp mà Corellium thực hiện với Ubuntu trên thực tế không phải là chạy Linux trên máy Mac nguyên bản, vì vậy sẽ không thể tận dụng hiệu suất của M1 một cách tối ưu nhất.

Ngoài khả năng hỗ trợ gốc cho M1, Linux Kernel 5.1.3 còn đi kèm với hàng loạt cải tiến đáng chú ý khác, bao gồm các tính năng bảo mật và hỗ trợ Free Synch HDMI.

Tham gia cộng đồng yêu công nghệ Pro Community của ThinkPro ngay để cùng bàn luận, chia sẻ các kiến thức, thủ thuật, cập nhật tin tức công nghệ nhanh chóng, chính xác. 

---------------------------

ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất.