Thương hiệu
Có khuyến mại
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Tin tức

Lộ diện hiệu năng "thực chiến" của CPU i7 Tiger Lake: Chưa ổn!

Cụ thể hơn thì cách đây ít ngày, chuyên trang đánh giá laptop Notebookcheck đã đăng bài review chi tiết ASUS ZenBook 14 UX425E, nhưng là phiên bản được trang bị CPU Tiger Lake i7-1165G7. Vậy là sau bản barebone thử nghiệm từ MSI, chúng ta cuối cùng cũng được biết cái tên tiếp theo sẽ được trang bị CPU Intel thế hệ 11. 

Cũng chính vì vậy, không ngạc nhiên khi hiệu năng thực chiến của Tiger Lake được Notebookcheck xoáy khá sâu. Và với kết quả sơ bộ dưới đây, những ai đang hào hứng với tương lại của Intel có lẽ sẽ phải… chững lại một chút. 

Về hiệu năng CPU i7-1165G7

Nếu là người đã đặt nhiều niềm tin vào hiệu năng của CPU Tiger Lake, có lẽ bạn đọc sẽ hơi hụt hẫng một chút với những kết quả benchmark mới nhất từ Notebookcheck. Cụ thể hơn, với phần mềm Cinebench R15, hiệu năng đa nhân của i7-1165G7 cho ra thua kém 20-30% so với đối thủ Ryzen 5 4500U. Thậm chí ngay cả khi so với CPU i7-1065G7 Ice Lake, sự chênh lệch cũng là không quá đáng kể. 

Điểm Cinebench R15 của i7-1165G7 trên ASUS ZenBook 14 UX425E

Điểm Cinebench R15 của i7-1165G7 thua khá nhiều so với Ryzen 5 4500U và Ryzen 7 4800U

Ngoài ra, khả năng duy trì hiệu năng cũng không phải là điểm mạnh của i7-1165G7. Bằng chứng là khi chạy liên tục Cinebench R15, điểm số đa nhân ở lần đo đầu (863) sẽ nhanh chóng giảm xuống 25% chỉ sau 1-2 lần đo tiếp theo. Điều này cũng có thể do i7-1165G7 được lắp trong hệ thống tản nhiệt chỉ 1 ống đồng của ASUS ZenBook UX425, dẫn đến khả năng giữ xung và điện chưa đạt đến mức lý tưởng. 

Điểm số của i7-1165G7 (đường màu đỏ) tụt xuống khá nhanh sau 1-2 lần đo

Về hiệu suất hệ thống ZenBook UX425 

Khi sử dụng phần mềm PCMark10 để giả lập các tác vụ văn phòng,  ASUS ZenBook UX425 vẫn cho điểm số thấp hơn Lenovo Yoga Slim 7 dù sở hữu một chút lợi thế từ GPU của i7-1165G7 so với Ryzen 7 4800U. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này có thể do hiệu năng đa nhân thấp hơn của CPU Intel (4 nhân so với 8 nhân của APU AMD), kết hợp với vấn đề về tốc độ đọc ghi của SSD Intel.  

So sánh điểm PCMark10 của i7-1165G7

Về sức mạnh của GPU Intel Xe Graphics

Về GPU tích hợp Xe Graphics, kết quả benchmark ban đầu là khá khả quan cho Intel. Khi được test bằng phần mềm 3DMark; Xe Graphics cho kết quả nhỉnh hơn so với nhân đồ họa AMD Renoir Radeon RX Vega 8 cũng như card đồ họa rời MX350 của NVIDIA. Thậm chí khi so với Intel Iris Plus G7 của CPU Ice Lake, Xe Graphics còn tỏ ra mạnh hơn gấp đôi về điểm số. 

Điểm số bài test TimeSpy

Điểm số bài test FireStrike

Nhưng khi trải nghiệm thực tế, mọi chuyện lại diễn ra theo chiều hướng hoàn toàn khác. Đầu tiên, dù có điểm 3DMark nhỉnh hơn so với RX Vega 8 (trên hệ thống Lenovo Ideapad Slim 7); hiệu năng của Xe Graphics với các tựa game thử nghiệm (Dota 2, The Witcher 3 và GTA V) đều chậm hơn đáng kể so với đối thủ. Ngoài ra dù ở bất kỳ thiết lập đồ họa nào, FPS khi test game trên Xe cũng có xu hướng không ổn định. Điều này càng làm cho nhân đồ họa AMD giành được lợi thế với khả năng hỗ trợ Adaptive Sync (nếu được kết hợp với màn hình có công nghệ tương tự). 

So sánh FPS game GTA V

So sánh FPS game The Witcher 3

So sánh FPS game Dota 2

Nhìn chung, với Intel Xe Graphics, Notebookcheck vẫn khuyến cáo người dùng chỉ nên chơi các tựa game ở Low Settings/1080p đi kèm với tùy chọn V-Sync. Ngoài ra, khóa FPS ở mức 30 cũng là một phương pháp được đề xuất để hiệu năng trên chất lượng hình ảnh của người chơi có thể đảm bảo.

Một vấn đề đáng lưu tâm khác mà Notebookcheck phát hiện trên Xe Graphics chính là những trục trặc về tương thích game. Cụ thể thì với một số tựa game đang hot, GPU tích hợp của Intel lại cho thấy những lỗi vặt khó có thể bỏ qua: 

  • Với DOOM EternalTom Clancy: The Division 2, dù đặt tùy chọn đồ họa ở mức nào thì game cũng đều dính lỗi texture. 
  • Với Shadow of the Tomb RaiderHunt: Showdown, game sẽ bị crash với một số tùy chọn đồ họa nhất định. 
  • Với APEX Legends, FPS trong game tụt còn dưới 10 trong 5 phút đầu tiên của trận đấu. 
  • Với Horizon Zero Dawn, game không thể boot lên được. 

Kết luận

Nhìn chung, thông qua ZenBook 14 UX425E; chúng ta đã có được cái nhìn rõ nét, khách quan hơn về CPU Tiger Lake. Đặc biệt khi giờ đây, chúng ta đã có 1 hệ thống thực sự “bình thường” để đối chiếu với điều kiện lý tưởng trên nguyên mẫu cách đây ít tuần. 

Hi vọng rằng sau những đánh giá sơ bộ kể trên, Intel sẽ có những biện pháp kịp thời để cải thiện tình hình. Với một sản phẩm đầy tiềm năng và được hứa hẹn không ít, “đội Xanh” chắc chắn sẽ phải cẩn thận nếu không muốn tiếp tục làm kẻ đứng sau “đội Đỏ” AMD thêm một thời gian nữa.

Nguồn thông tin và ảnh: Notebookcheck

Bài viết liên quan
Trước thềm CES 2021, Acer tung ra “con bài” Nitro 5 Tiger Lake
Trước thềm CES 2021, Acer tung ra “con bài” Nitro 5 Tiger LakeTrong suốt năm 2020, sức ảnh hưởng của AMD Ryzen 4000, (và cuối năm ngoái là Ryzen 5000) đã tác động lớn đến thị trường gaming PCs, thậm chí cả phân khúc gaming laptop giá rẻ. Tuy nhiên, Acer lại có động thái vô cùng khác biệt, tung ra phiên bản Tiger Lake H35, dự kiến mức giá sẽ rẻ bất ngờ
Bùi Quang Thành/16-08-2024
Intel ra mắt Tiger Lake-H45 và sản phẩm dùng Tiger Lake-H45
Intel ra mắt Tiger Lake-H45 và sản phẩm dùng Tiger Lake-H45Với hệ thống mới, các sản phẩm này sẽ có thêm lượng khí lưu thông để tối ưu nhiệt độ, giúp hiệu năng được đẩy mạnh tối đa.
Nguyễn Công Minh/16-08-2024
Lộ diện cấu hình Surface Laptop Studio 2: Core i7 thế hệ 13, RTX 4060 8GB, 64GB RAM?
Lộ diện cấu hình Surface Laptop Studio 2: Core i7 thế hệ 13, RTX 4060 8GB, 64GB RAM?So với thế hệ trước, Surface Laptop Studio 2 sở hữu một cấu hình tối ưu hơn nhiều cho công việc sáng tạo nội dung chuyên nghiệp.
Nguyễn Công Minh/27-07-2024
Lộ diện phiên bản thử nghiệm của Surface Pro 8 trên Ebay: Ngoại hình giống y như Surface Pro 7
Lộ diện phiên bản thử nghiệm của Surface Pro 8 trên Ebay: Ngoại hình giống y như Surface Pro 7Phiên bản thử nghiệm của Surface Pro 8 bất ngờ lộ diện trên Ebay, với mức giá 1300USD. Phiên bản thử nghiệm này sở hữu một cấu hình cao, với CPU Intel Tiger Lake i7, RAM 32GB và SSD 1TB. Tuy vậy, máy không có sự thay đổi về thiết kế so với Surface Pro 7
Bùi Quang Thành/26-07-2024
Razer Blade Stealth chạy Intel Gen 11th đắt hơn Gen 10th 100$, đâu là sự khác biệt?
Razer Blade Stealth chạy Intel Gen 11th đắt hơn Gen 10th 100$, đâu là sự khác biệt?Cuối năm ngoái, Razer đã tung ra hai tùy chọn Blade Stealth chạy chip Intel thế hệ thứ 10 Ice Lake: một bản chạy Core i7-1065G7 25 W và không card rời và một chạy CPU Core i7-1065G7 15 W kèm card đồ họa GeForce. Có nghĩa là việc chọn cấu hình có đồ họa nhanh hơn đồng nghĩa với việc hy sinh hiệu suất của CPU. Razer đã khắc phục điều này vào đầu năm 2020 với tùy chọn Ice Lake thứ ba chạy Core i7 25 W với card đồ họa GeForce.
Team Content/26-07-2024
Nguyễn Công Minh