So sánh Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 và HP Envy x360 13: Đặt lên bàn cân hai đối thủ xứng tầm
Trong cùng phân khúc giá, giữa Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 và HP Envy x360 13, đâu là laptop văn phòng vượt trội cả về ngoại hình lẫn hiệu năng?
Ra mắt được hơn một năm, ThinkBook 13s Gen 2 là lựa chọn thay thế khi có thể trải nghiệm làm việc cao cấp trên dòng flagship ThinkPad nhưng giá thành chỉ ngang ngửa với dòng phổ thông IdeaPad.
Trong khi đó, HP Envy x360 13 sở hữu một số tính năng nổi bật của thiết bị 2in1 như màn hình cảm ứng với khả năng xoay gập 380 độ, cùng với đó là hiệu năng ấn tượng khi chạy vi xử lý AMD Ryzen đầu tiên được đưa về thị trường Việt Nam.
Liệu thiết bị nào sẽ dành chiến thắng. Cùng ThinkPro tìm ra câu trả lời trong bài viết sau đây.
Thiết kế
Vế thiết kế, cả hai dòng laptop đều mang đến ngôn ngữ thiết kế sang trọng, chỉn chu và hiện đại. Mặc dù cân nặng có nhỉnh hơn một chút nhưng HP Envy x360 13 vẫn dành chiến thắng ngoạn mục trước Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 nhờ những đột phá trong lối thiết kế.
Đi sâu vào đánh giá thiết kế trên chiếc HP Envy x360 13, với những đường nét mềm mại, sắc sảo, thiết kế tổng thể của máy mang vẻ thanh lịch, linh động cùng sự cứng cáp khi được hoàn thiện với chất liệu nhôm chắc chắn. Đặc biệt, điểm cộng lớn nhất trong thiết kế của HP Envy x360 13 chính là phần bản lề có có khả năng xoay gập 380 độ. Sự tiện lợi này giúp cho người dùng chủ động hơn trong công việc khi vừa có thể sử dụng linh hoạt giữa chế độ laptop thông thường, vừa xoay ngược màn hình để sử dụng như một chiếc tablet có màn hình cảm ứng.
Đối với Lenovo ThinkBook 13s Gen 2, không có quá nhiều sự thay đổi so với dòng tiền nhiệm trên phương diện thiết kế. Vẫn là một ngôn ngữ chuẩn mực của Lenovo và cực kỳ nhỏ gọn đặc trưng của dòng ThinkBook. Các chi tiết dễ nhận thấy trên máy như logo hay màu sắc đều mang đến sự tối giản, kết hợp với chất liệu Nhôm - Magie ngoài vỏ có khả năng chống mồ hôi, chống bám vân tay đem lại trải nghiệm sử dụng thân thiện với người dùng. Một vài điểm nhấn không thể bỏ qua trên sản phẩm này chính là các đường cắt CNC sắc nét, bóng bẩy.
Không thể xoay 360 độ như trên chiếc HP Envy x360 13, ThinkBook 13s Gen 2 vẫn có thể gập mở bản lề 180 độ. Nó dễ dàng và thuận tiện cho người dùng cho các thao tác trao đổi, chia sẻ thông tin trong một cuộc họp.
Thiết bị dành chiến thắng: HP ENVY x360 13
Màn hình
Rất khó để trao “giải thưởng ấn tượng” cho một trong hai sản phẩm vì cả ThinkBook 13s Gen 2 và HP Envy x360 13 đều có những thế mạnh riêng về màn hình.
Với ThinkBook 13s Gen 2, mặc dù không trang bị màn hình cảm ứng nhưng bù lại, với độ phân giải 2K, kết hợp với độ phủ màu 100% sRGB cùng công nghệ hiển thị mở rộng HDR Dolby Vision, trải nghiệm giác quan ở hầu hết nhu cầu về hình ảnh đều rất mãn nhãn và tuyệt vời. Với tính linh động cùng với độ sáng 300nits và lớp phủ chống chói IPS, bạn có thể mang theo ThinkBook 13s Gen 2 bên mình và làm việc ở mọi không gian: ngoài trời nắng hay phòng tối mà chất lượng hiển thị không hề bị giảm sút.
Chất lượng hiển thị không phải là điểm mạnh trên chiếc laptop tới từ nhà HP nhưng riêng về độ thuận tiện thì không thể bàn cãi. Thay vì tập trung vào chất lượng màn hình, HP Envy x360 13 lại mang đến trải nghiệm thuận tiện cho người dùng khi sử dụng.
Đổi lại một màn hình 2K như ở Lenovo ThinkBook 13s Gen 2, HP Envy x360 13 lại trang bị màn hình cảm ứng cùng khả năng xoay gập 360 độ. Trên màn hình cảm ứng đa điểm, các thao tác được xử lý nhanh chóng chỉ bằng một lần chạm, vuốt, kéo. Điều này giúp cho trải nghiệm sử dụng máy của bạn trở nên tuyệt vời hơn bao giờ hết.
Kết quả: Hoà
Bàn phím và TouchPad
Bàn phím và TouchPad trên hai thiết bị Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 và HP Envy x360 13 tiếp tục lại bất phân thắng bạn khi cả hai đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, những ưu điểm có thể phù hợp với sở thích, nhu cầu công việc của người này nhưng lại là nhược điểm của người dùng khác. Vì vậy, để có được đánh giá khách quan, minh đã trải nghiệm và sử dụng đan xen hai bàn phím này trong một ngày làm việc.
Về Lenovo ThinkBook 13s Gen 2, không có sự thay đổi về thiết kế so với thế hệ tiền nhiệm. Vẫn là một bàn phím rộng, các phím bấm có kích thước to, cong nhẹ vừa với các ngón tay và có độ nảy tốt. Hệ thống đèn nền được đặt dưới khung phím, dễ dàng tùy chỉnh giữa hai mức sáng. Tuy nhiên, hành trình phím là chi tiết khiến mình chưa thực sự hài lòng. Hành trình phím không sâu khiến mình có chút “bối rối” khi đánh máy. Tuy nhiên, đây không hẳn là nhược điểm đối với “người chơi hệ Lenovo”. Khi đã có thời gian trải nghiệm đủ lâu, biết đâu được trong ngày thứ hai sử dụng, mình lại dần quen và thích thú với nó.
Còn với hệ thống TouchPad, TouchPad trên Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 có kích thước to, rộng mang lại cảm giác thoải mái khi sử dụng. Hơn nữa, vì được phủ gương nên trải nghiệm vô cùng mượt mà, nhanh, nhạy và không hề rít tay.
Về HP Envy x360 13, bàn phím có kích thước cân đối, các phím to, đồng đều nhau. Khi gõ, hành trình phím có độ sâu vừa phải, lực nhấn cũng khá nhẹ nên việc gõ và đánh văn bản trở nên nhẹ nhàng và thoải mái trong suốt cả ngày dài làm việc. Tuy nhiên, hệ thống đèn nền chưa thực sự tối ưu khi chỉ cho phép bật tắt thông qua phím mặc định mà không có các tuỳ chỉnh tăng giảm độ sáng.
Hệ thống TouchPad gây ra một điềm trừ nho nhỏ khi có không gian khá khiêm tốn và bề mặt làm bằng nhựa. Mặc dù trải nghiệm đem lại vẫn ấn tượng nhưng chưa thể tối ưu như khi trải nghiệm trên TouchPad của ThinkBook 13s Gen 2.
Thiết bị dành chiến thắng: Lenovo ThinkBook 13s Gen 2
Hiệu năng
Một điểm giống nhau về hiệu năng ở cả ThinkBook 13s Gen 2 và HP Envy 13s Gen 2 chính là cùng trang bị chip GPU liền Intel Eris. Tuy không thể đáp ứng mượt mà các tác vụ như chơi các tựa game AAA nặng nhưng vẫn có thể thực hiện nhanh và mượt mà các tác vụ cơ bản hàng ngày như lướt web, xem video, chỉnh sửa ảnh 2D.
Mình đã thử nghiệm một loạt các bài test như Geekbench 5.4, Benchmark 3DMark Fire Strike, chơi Liên Minh Huyền Thoại trên cùng một phiên bản cấu hình Intel Core i5/1135G7 - 16GB RAM ở cả hai thiết bị. Kết quả mà mình nhận được
Bài kiểm tra Geekbench 5.4
Với bài kiểm tra Geekbench 5.4, để chuyển đổi 1 video 4K sang độ phân giải 1080p thông qua ứng dụng HandBrake, ThinkBook 13s Gen 2 mất 12 phút 21 giây, đạt 5363 điểm. Trong khi đó, mất 17 phút 29 giây để HP Envy x360 13 chuyển đổi, kết quả đạt 4950 điểm.
Bài kiểm tra Benmark 3DMark Fire Strike
Trong bài kiểm tra Benmark 3DMark Fire Strike, ThinkBook 13s Gen 2 cho kết quả cao hơn (4172 điểm) so với HP Envy x360 13 (3709 điểm).
Tốc độ ghi chép
Cùng là ổ SSD có dung lượng 256GB, ThinkBook 13s Gen 2 có tốc độ hơi chậm, copy 1 tệp tin nặng 25GB với tốc độ ghi chép bình quân 244.3 MBps. Đổi lại, HP Envy x360 13 có tốc độ khá nhanh, với tốc độ ghi chép là 415.6 MBps.
Chơi Liên Minh Huyền Thoại
Với tựa game Liên Minh Huyền Thoại, ở độ phân giải gốc và trong chế độ chơi URF giao tranh liên tục, ThinkBook 13s Gen 2 luôn giữ được fps ở mức trên 60. Tương tự với HP Envy x360 13, máy có thể cân tốt ở độ phân giải là Full HD, max cấu hình, tốc độ khung hình bình quân vẫn đạt 60 FPS.
Thiết bị dành chiến thắng: Lenovo ThinkBook 13s Gen 2
Nhiệt độ
Khả năng tản nhiệt của ThinkBook 13s G2 nằm ở mức tầm trung. Sau 15 phút phát video 1080p, nhiệt độ đo được ở gầm máy là 42 độ C, cao hơn nhiều mức nhiệt độ lý tưởng là 35 độ. Tuy nhiên ở những vị trí mà người dùng chạm tay trực tiếp như bàn phím, hay touchpad, mức nhiệt đo được lần lượt là 31 độ C và 24 độ C.
Đổi lại, Envy lại có khả năng tản nhiệt hiệu quả, cho phép người dùng làm việc thoải mái trong khoảng thời gian dài mà không phải lo lắng tới vấn đề quá tải nhiệt. Mình cũng đã thử nghiệm bằng cách để máy chạy 1 video HD trong vòng 10 phút. Kết quả nhận được như sau: tại khu vực gầm máy, nhiệt độ đo được là 32 độ C. Tại những vị trí mà mình thường xuyên tiếp xúc như TouchPad và bàn phím, nhiệt độ đo được lần lượt là 27 độ C và 28 độ C.
Thiết bị dành chiến thắng: HP Envy x360 13
Thời lượng pin
Với trải nghiệm sử dụng thực tế, ThinkBook 13s Gen 2 hoàn toàn có thể sử dụng liên tục trong vòng 9 giờ 13 phút với các tác vụ cơ bản và nhẹ nhàng như lướt web, xem phim, … Tuy nhiên, với các tác vụ như chơi game hay dựng video liên tục thì thời lượng pin có thể rút ngắn lại tuỳ vào từng tác vụ và thời gian sử dụng cụ thể.
Trong khi đó, laptop HP Envy có thời lượng pin khá ấn tượng khi có thể duy trì lướt web liên tục bằng Wifi trong vòng 11 giờ 15 phút.
Thiết bị dành chiến thắng: HP Envy x360 13
Tạm kết
Mặc dù kết quả có phần nghiêng về HP Envy x360 13 nhưng không thể phủ nhận được những ưu điểm, nâng cấp có trên Lenovo ThinkBook 13s Gen 2. Những yếu tố so sánh trên chỉ ở mức tương đối, với cá nhân người viết, thiết bị nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào sở thích, nhu cầu sử dụng cho công việc của mỗi người mà Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 có thể hợp với người này nhưng HP Envy x360 13 lại phù hợp với người dùng khác. Vì vậy, hãy nên tìm hiểu kỹ về từng sản phẩm để lựa chọn cho mình thiết bị phù hợp bạn nhé!
Liên hệ đặt hàng trực tiếp Lenovo ThinkBook 13s Gen 2 và HP ENVY x360 13 tại trang sản phẩm trên Website, Hotline 1900.63.3579 hoặc Fanpage ThinkPro - Hệ thống Máy tính và Phụ kiện, Telegram Pro Community và Zalo ThinkPro để được tư vấn miễn phí. Quý khách cũng có thể ghé thăm các Showroom Dạo Bước Công Nghệ của ThinkProtrên toàn quốc để trải nghiệm sản phẩm trực tiếp.
---------------------------
ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất.