Thực hư về việc Windows 11 làm giảm hiệu năng Gaming?
Ngay từ khi ra mắt, Windows 11 đã được Microsoft gắn cho một biệt danh mỹ miều là “hệ điều hành sinh ra cho game thủ". Đúng là nhìn vào những tính năng trên giấy tờ mà nó có thể mang lại thì có thể là như vậy thật, từ DirectStorage để tăng cường tốc độ tải màn, AutoHDR để nâng cao chất lượng hình ảnh, v.v. Nhưng trên thực tế thì chưa cần đi sâu đến những thứ như trên, Windows 11 có vẻ đang không được ổn - cụ thể liên quan tới việc khiến hiệu năng gaming của chúng ta bị sụt giảm nghiêm trọng.
Vậy thực hư mọi thứ ra sao? Chi bằng hãy cứ tự mình thử nghiệm là tốt hơn cả. Hôm nay thì ThinkPro vừa may cũng mượn được một chiếc máy gaming khá là lý tưởng để làm điều này, vậy nên hãy cùng đi vào nội dung chính ngay nhé.
Test game trên Windows 10
Và để có cái nhìn tổng quan nhất thì có lẽ, cứ đi từ Windows 10 trước sẽ là tốt hơn. Thiết bị mà người viết sử dụng trong bài viết này sẽ là Acer Predator Helios 300 với cấu hình Intel Core i7-11800H 6 nhân 12 luồng, card đồ hoạ NVIDIA RTX 3060 6GB GDDR6, 16GB RAM DDR4-3200MHz cùng 512GB SSD NVMe; hiện đang được bán tại hệ thống cửa hàng ThinkPro với mức giá 38.990.000đ (đã được giảm 1.000.000đ trực tiếp vào giá niêm yết); đã được thiết lập để chạy tối đa công suất bên trong phần mềm PredatorSense.

Đánh giá về chiếc laptop này tại ThinkPro thì các bạn có thể đọc bài viết này.
Mặc dù sở hữu màn hình với độ phân giải lên tới QHD (2550 x 1440), nhưng với việc được đảm bảo thoải mái bung toả về công suất nên phần cứng của Predator Helios 300 vẫn hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ của mình. Người viết trước hết đã đi qua những tựa game esports cơ bản như CS:GO, VALORANT hay Liên Minh Huyền Thoại; và mức FPS máy cho ra vẫn đạt mức 150 trở lên, thậm chí là hơn với Settings tối đa.


Còn với một số tựa game AAA như Shadow of the Tomb Raider hay Horizon Zero Dawn, máy cũng đạt mức khung hình trung bình tương đối tốt dù được thiết lập Settings rất cao cùng việc chưa cần dùng tới các thuật toán cân bằng giữa đồ hoạ và khung hình (DLSS 2.0, FidelityFX CAS, v.v). Điều này chỉ cần tới khi chúng ta muốn trải nghiệm hiệu ứng Ray Tracing trên những tựa game như Cyberpunk 2077; qua đó hướng tới mức FPS lý tưởng cho trải nghiệm. Với các game kể trên, con số người viết thu được sẽ rơi vào khoảng 55 - 70, và nên nhớ đây còn đang ở độ phân giải QHD.



Bên cạnh thử nghiệm với game; người viết cũng làm thêm một số bài benchmark cơ bản khác để chúng ta có thêm dữ liệu so sánh với Windows 11. Với phần cứng mạnh và được thoải mái bung toả hiệu suất, Acer Predator Helios 300 dễ dàng cho ra số điểm xuất sắc.



Và với Windows 11 thì liệu mọi thứ có được duy trì? Hãy cùng thử nâng cấp máy lên để tìm ra câu trả lời nhé.
Test game trên Windows 11
Với Acer Predator Helios 300, người viết đã nâng cấp nó lên Windows 11 với công cụ Windows 11 Upgrade Assistant. Ngoài cách này ra, Windows 11 cũng có thể được cài lên thiết bị của bạn thông qua Windows Update hoặc sử dụng file ISO; chi tiết hơn thì mời bạn tìm hiểu thêm ở bài viết này. Các thiết lập để thử nghiệm trên Windows 11 đều sẽ tương tự như trên Windows 10.
Đầu tiên thì vẫn quay lại với Esports trước, CS:GO và VALORANT không cho thấy quá nhiều chênh lệch về hiệu năng trên Windows 11 khi so với Windows 10 với trung bình tầm 4-5 FPS - thực tế trải nghiệm thì không gây ảnh hưởng gì. Hành vi của CPU và GPU giữa hai hệ điều hành không có gì thay đổi.


Nhưng đến với những tựa game AAA thì khác biệt bắt đầu thấy rõ, thể hiện ngay tại điểm số có được ở trình benchmark của một số tựa game. Vẫn là Horizon Zero Dawn cùng Settings cũ, nhưng kết quả cho ra ngay từ benchmark đã tụt vào khoảng gần 30%, có thể nói là đáng kể rồi (Ảnh dưới được test trên Windows 11, nhưng OS của game vẫn đang ghi là Windows 10 Home Single Language, hiện chưa rõ lý do).

Thử nghiệm chơi thực tế của cũng cho thấy kết quả tương tự. Cùng một địa điểm, nhưng FPS mà game cho ra trong các game lại có sự chênh lệch. Hành vi của GPU lúc này sẽ có chút thay đổi, cụ thể là ở phần công suất toả nhiệt khi nó không được đẩy lên trên 95W thường xuyên như khi ở Windows 10 nữa (Ảnh trên là với Windows 11, ảnh dưới là với Windows 10).


Mọi thứ vẫn tiếp tục khi chuyển qua một tựa game cũ hơn nữa là The Witcher 3: Wild Hunt. FPS của game lần này cũng có chênh lệch nhưng ít hơn (Ảnh trên là với Windows 11, ảnh dưới là với Windows 10).


Cuối cùng thì thử qua FFXV Benchmark, mọi thứ lại tương đối bình thường. Điểm số chênh lệch cũng không hề nhiều, và cũng đủ để cả hai lần đo máy đều đạt ngưỡng High (Ảnh trên là với Windows 11, ảnh dưới là với Windows 10).


CPU thì không gặp vấn đề, khi trong quá trình trải nghiệm game hay qua các bài benchmark cơ bản thì vẫn ổn như vậy. Acer Predator Helios 300 khi benchmark lại không cho thấy điều gì đáng lo, với điểm số thì vẫn ở mức tuyệt vời.



Kết quả không ổn định?
Nhìn chung, sự chênh lệch nhiều đến như thế này (20-30% FPS) trong quá trình gaming giữa Windows 10 và Windows 11 không phải tới khi test trên chiếc Helios 300 này thì người viết mới được thấy. Cụ thể thì đã có khá nhiều các bên đã thử và đưa ra kết quả tương tự, hoặc gần như vậy, và còn đã test kỹ hơn bên trên rất nhiều.
Nguyên nhân ở đây được cho là tới từ một thiết lập bảo mật với tên gọi Virtualization-Based Security (hay VBS) - thứ được Microsoft đưa vào để tạo nên một hệ thống phụ nhờ việc ảo hoá phần cứng và phần mềm, cũng là nơi vận hành một loạt phương thức bảo mật tăng cường cho máy tính của bạn. Và những nguồn test kể trên cho rằng việc tắt nó đi sẽ giúp tình hình được cải thiện.
Nhưng khá là bất ngờ là khi kiểm tra, người viết phát hiện thấy VBS của mình đã tắt ngay từ đầu. Điều này có nghĩa là sự sụt giảm hiệu năng vẫn diễn ra dù giải pháp nêu trên đã được thực hiện. Theo như tìm hiểu thêm từ Microsoft thì VBS trên Windows 11 thường sẽ được mặc định bật khi cài đặt, vậy nên nếu muốn thử nghiệm thì chúng ta có thể thử kiểm tra.
Tuy vậy, cũng đã có những nguồn khác lại không cho thấy sự tụt giảm trong bài test này - hoặc nếu có thì con số cũng chỉ ở mức rất nhỏ, khoảng 5% mà thôi. Và mọi thứ thậm chí còn không liên quan tới VBS có đang bật hay không, mà còn có thể xuất phát từ một yếu tố nào đó khác trên máy tính của bạn (Tác vụ chạy nền, các ứng dụng đang cài, v.v).
Kết luận
Với những kết quả test trái chiều mà chúng ta nhận được từ nhiều nguồn, kể cả trong bài viết này, thật khó để đưa ra một kết luận thực sự chính xác về những gì đang xảy ra. Liệu các nguồn test kia có làm giả kết quả không? Người viết nghĩ là không. Còn bài viết này thì sao? Câu trả lời cũng là tương tự, vì chúng ta còn có cả hình ảnh rồi. Nếu có thể đưa ra điều gì thì có lẽ, chúng ta không nền nâng cấp lên Windows 11 ở thời điểm hiện tại nếu có nhu cầu cao về gaming. Trừ khi bạn chỉ giải trí với các tựa game Esports thiên về tiêu thụ CPU, chứ chẳng ai muốn chơi bài may rủi với trải nghiệm AAA của mình cả - ít nhất cho tới khi Microsoft lên tiếng về vấn đề này.
Chính vì vậy, những mẫu máy đi kèm Windows 10 ngay từ đầu như chiếc Acer Predator Helios 300 này sẽ là một lựa chọn đáng để xuống tiền ở thời điểm hiện tại. Và nếu có hứng thú với sản phẩm, đừng ngần ngại ghé thăm website và hệ thống cửa hàng của ThinkPro nhé.
Hiện tại, Acer Predator Helios 300 hiện đang được bán tại hệ thống cửa hàng ThinkPro với mức giá 38.990.000đ (đã được giảm 1.000.000đ trực tiếp vào giá niêm yết), với quà tặng đi kèm là balo Predator SUV trị giá tới 1.700.000đ cùng chế độ bảo hành 3S1 (Bảo hành quá 3 ngày là đổi máy mới, có hiệu lực cả với Chủ Nhật và ngày lễ) trong 12 tháng tại TTBH Acer Việt Nam, đổi mới trong 15 ngày đầu tại ThinkPro.
------------------------
ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất.




