Cấu hình đặc điểm
Loại CPU: | Intel Core i7 1260P, 12C/16T |
Tốc độ: | 1.0GHz , Lên tới 4.7GHz |
Bộ nhớ đệm: | 18MB |
Card onboard: | Intel Iris Xe Graphics |
Card rời: | Không |
Dung lượng: | 16GB LPDDR5 4800MHz |
Hỗ trợ tối đa: | 16GB (Không thể nâng cấp) |
Dung lượng SSD: | 512 GB (M.2 NVMe) |
Sẵn hàng & Trưng bày
Vận chuyển
Bảo hành & đổi trả
- Bảo hành 12 tháng tại chuỗi cửa hàng
- Đổi mới trong 15 ngày đầu tiên
Bài viết mô tả
Từ khi được ra mắt vào năm 2023 cho đến hiện tại, Lenovo Yoga Slim 7 Carbon vẫn được giới công nghệ đánh giá là một siêu phẩm ultrabook cao cấp dành cho doanh nhân. Chiếc máy này không chỉ thu hút khách hàng bởi thiết kế mỏng nhẹ chưa đầy 1kg mà còn sở hữu hiệu năng vượt trội khi được trang bị con chip Intel Core i7 1260P mạnh mẽ kết hợp với card đồ họa Intel Iris Xe Graphics tân tiến có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu văn phòng, học tập, thiết kế cho đến lập trình của người dùng.
Và nếu bạn đang quan tâm đến mẫu laptop văn phòng học tập này thì hãy theo chân Thinkpro để tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Lenovo Yoga Slim 7 Carbon sở hữu thiết kế mỏng nhẹ, mang tính di động cao
Về thiết kế, Lenovo Yoga Slim 7 Carbon 13iap7 hoàn toàn xứng đáng với tên gọi của nó: siêu mỏng (Slim) và siêu nhẹ (Carbon). Bên cạnh đó, mẫu máy này còn sở hữu những nét độc đáo riêng biệt, từ diện mạo, cảm giác khi chạm đến cảm giác cầm nắm.
Chiếc laptop Lenovo này được khoác lên mình chiếc áo màu Grey bật cùng với logo Lenovo và Yoga được chạm khắc tinh xảo ở hai góc máy. Bởi vậy mà ngay từ khi cầm trên tay, mình đã cực kỳ ấn tượng về thiết kế chuyên nghiệp và hiện đại của chiếc máy này. Các góc cạnh của máy cũng được Lenovo gia công một cách tinh tế, mang đậm hơi hướng đương đại.
Ngoài ra, với việc sở hữu yếu tố “Carbon”, máy được làm từ một dạng kim loại siêu nhẹ và có lớp phủ nhám để tăng độ bám. Khi mình thử chạm vào, cảm giác thật sự là như vậy: lớp sơn khá lì, vỏ máy cũng sẽ hơi mỏng và có độ flex nhẹ khi khi tác động lực.
Nhiều người có thể nhầm lẫn lớp vỏ này là nhựa, nhưng thực tế nó là hợp kim có độ dẻo dai cao. Theo cá nhân mình đánh giá, lý do cho thiết kế này là nhằm tăng độ bền của sản phẩm, khi vỏ máy có khả năng uốn cong nhẹ theo lực tác động để giảm thiểu hư hỏng khi va chạm - hiệu quả đạt khoảng 7-8/10.
Xét về trọng lượng thì đúng như tên gọi của máy “Slim” - tức là sự nhỏ gọn, có lẽ điểm mỏng nhẹ này chính là yếu tố đáng chú ý nhất trên chiếc Yoga Slim 7 này. Khi cầm trực tiếp trên tay, mình cứ ngỡ như đang cầm một quyển vở phủ sơn cao su chứ không phải là một chiếc laptop bởi máy chỉ nặng 0,9kg.
Về độ dày, Yoga Slim 7 Carbon đạt 14.8mm tuy chưa thuộc hàng mỏng nhất nhưng cũng đủ để làm mình thỏa mãn. Nhìn chung, trọng lượng và độ dày của chiếc máy này giúp mình dễ dàng di chuyển đến bất cứ đâu và rất tiết kiệm diện tích.
Tuy nhiên, điểm trừ của dòng Lenovo Yoga này là bản lề hơi cứng, làm cho việc mở máy bằng một tay trở nên khó khăn nhưng điều này mang lại trải nghiệm sử dụng rất ổn định sau khi mở. Ngoài ra, phần gờ để làm điểm tựa mở máy hơi nhỏ, gây bất tiện khi sử dụng. Lenovo có lữ nên cải thiện điểm này để việc mở máy bằng một tay trở nên dễ dàng hơn.
Nhìn chung, trong tầm giá khoảng 20 triệu đồng, chiếc laptop này sở hữu một chất lượng built khá hoàn thiện. Điều này không chỉ bởi nó được chế tạo từ những vật liệu chất lượng hàng đầu, mà còn vì nó đáp ứng hoàn hảo các yêu cầu về trọng lượng, độ bền, v.v., phù hợp với thế hệ người dùng thường xuyên di chuyển như hiện nay.
Đọc thêm: Lenovo Yoga Slim 7i Pro 2022: Ultrabook mỏng nhẹ, hiệu năng vô cùng mạnh mẽ
Lenovo Yoga Slim 7 Carbon được trang bị màn hình 2.5K cùng với độ phủ màu 100% sRGB cho chất lượng hiển thị sắc nét, mãn nhãn
Về màn hình, chiếc Lenovo Yoga Slim ở phiên bản Slim 7 Carbon này nổi bật với bốn viền mỏng. Đặc biệt, viền dưới của màn hình tinh gọn hơn nhiều so với các sản phẩm cùng phân khúc. Viền trên, dù rất mỏng, vẫn đủ chỗ cho cụm webcam chất lượng 1080p và cảm biến khuôn mặt Windows Hello, tăng cường tối đa bảo mật cho người dùng.
Bên cạnh đó, chiếc máy này được trang bị màn hình 13.3 inch, tấm nền IPS, với độ phân giải 2.5K (2560 x 1600px) mang lại trải nghiệm giải trí tuyệt vời khi xem phim, chơi game. Độ phổ màu đạt 100% sRGB, độ sai lệch màu DeltaE chỉ là 0.52 cũng làm cho việc chỉnh sửa ảnh, video trở nên dễ dàng và chính xác hơn. Đây thực sự là một trong những màn hình ấn tượng nhất trên thị trường laptop hiện nay.
Tỉ lệ màn hình 16:10 trên Slim 7 Carbon cũng là một điểm cộng với khả năng hiển thị thông tin theo chiều dọc được tối ưu hơn, giúp cho chiếc laptop này trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thường xuyên đọc, viết hoặc tra cứu kiến thức.
Kết hợp với lớp chống chói đặc trưng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm làm việc với máy ở bất kỳ môi trường nào, từ phòng làm việc đến ngoài trời, mà không cần lo lắng về vấn đề loá mắt.
Ban đầu, trải nghiệm thị giác của mình với Lenovo Yoga Slim 7 Carbon khá ấn tượng khi máy có độ sang lên đến 400 nits. Điều này rất hữu ích khi làm việc trong môi trường văn phòng ban ngày mà không cần bật đèn nhiều, hoặc khi ở ngoài cafe dưới ánh nắng mặt trời.
Độ sáng mạnh giúp mình dễ dàng điều chỉnh góc nhìn để làm việc thuận tiện hơn. Ngoài ra, máy vẫn có tính năng cảm ứng cho phép người dùng tương tác dễ dàng hơn với nội dung trên màn hình.
Đọc thêm: Điểm nhanh những ưu điểm vô cùng tuyệt vời trên chiếc Laptop Lenovo Slim 7
Cổng kết nối trên Lenovo Yoga Slim 7 Carbon được tinh giản tối đa
Về cổng kết nối, có lẽ là một nhược điểm khiến nhiều bạn phải suy nghĩ trước khi xuống tiền vì toàn bộ khả năng kết nối ngoại vi của Slim 7 Carbon sẽ chỉ tập trung vào hai cổng USB C nằm ở 2 bên. Cổng hỗ trợ giao thức Thunderbolt 4 được đặt ở bên trái, trong khi cổng 3.2 Gen2 hỗ trợ Power Delivery nằm ở bên phải. Bên cạnh phải còn có nút nguồn và nút gạt che webcam, đảm bảo sự riêng tư khi sử dụng máy.
Các cổng kết nối cơ bản như HDMI, USB-A hay khe thẻ SD/MicroSD thường xuất hiện trên các máy Lenovo trước đây không còn có mặt trên Slim 7 Carbon. Điều này cũng dễ hiểu vì hãng đã tinh giản tối đa cổng kết nối để tối ưu hoá độ mỏng cho máy.
Tuy trong lý thuyết, Thunderbolt 4 cũng có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, không phải tất cả người dùng hoặc thiết bị hiện tại đều có thể tận dụng hết sức mạnh của nó ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, mình nghĩ hệ thống cổng này sẽ phù hợp hơn với tương lai gần. Trong khi đó, hiện tại, việc bạn nên mua thêm một hub chuyển để mở rộng kết nối khi sử dụng là một giải pháp hợp lý.
Đọc thêm: Đánh giá chi tiết Lenovo Slim 7 Pro X: Tiềm năng vô hạn trong lớp vỏ "mỏng cơm"
Trải nghiệm về bàn phím và touchpad trên chiếc Lenovo Yoga Slim 7 Carbon
Để tận dụng tối đa không gian 13.3 inch, bàn phím của Lenovo Yoga Slim 7 Carbon được thiết kế kéo dài sang hai bên. Nhờ đó, kích thước keycap được duy trì, giúp việc nhập liệu ở tốc độ cao vẫn đảm bảo độ chính xác. Tuy nhiên, do thân máy rất mỏng, hành trình phím không sâu và bề mặt phím được làm phẳng thay vì cong nhẹ để ôm tay.
Nếu đã quen với việc sử dụng các mẫu máy ở tầm giá cao hơn, việc Lenovo Yoga Slim 7 Carbon có thể gây ảnh hưởng nhất định đến trải nghiệm gõ của bạn. Tuy nhiên, so với các sản phẩm dưới 20 triệu đồng, cảm giác nhập liệu vẫn nằm trong top. Dưới khung phím là đèn nền đơn sắc màu trắng, phục vụ cho những người làm việc hoặc sử dụng máy trong môi trường thiếu ánh sáng.
Touchpad của máy có kích thước khá nhỏ, có thể là do Lenovo muốn tập trung nhiều hơn vào bàn phím. Tuy nhiên, trải nghiệm sử dụng vẫn rất tốt. Với bề mặt mịn, touchpad này mang lại cảm giác di chuyển rất dễ dàng và độ chính xác vẫn được đảm bảo với driver Windows Precision.
Đọc thêm: Lenovo Yoga Slim 7 Pro 14IHU5: Body cực gọn, sức mạnh cực ngon
Hiệu năng mạnh mẽ khi được trang bị con chip Intel Core i7 1260P
Về cấu hình, phiên bản Slim 7 Carbon mà mình đang sử dụng được trang bị CPU Intel Core i7 1260P 12 nhân 16 luồng, với cấu hình hiện tại, mình cảm thấy nó hoàn toàn đủ để thực hiện các công việc phổ biến trong môi trường văn phòng và doanh nhân như nhập liệu, tra cứu, sử dụng các công cụ văn phòng, và thậm chí làm đồ hoạ ở mức trung bình, đồng thời đảm bảo khả năng đa nhiệm cho công việc diễn ra một cách mượt mà.
Với thế hệ vi xử lý thứ 12, Intel đã giới thiệu một dòng chip mới với đuôi P. Điểm đặc biệt của các chip dòng P là mức xung cao hơn và tiêu thụ điện năng lớn hơn so với chip tiết kiệm điện đuôi U (28W so với 15W), tạo ra sức mạnh ấn tượng cho các hệ thống mỏng nhẹ.
Tuy nhiên, khi nằm trong bộ vỏ mỏng nhẹ như Lenovo Yoga Slim 7 Carbon, liệu Core i7-1260P có thể hiện được sức mạnh của nó không? Để kiểm tra điều này, trước tiên, mình đánh giá hiệu năng Cinebench R23 qua trang nanoreview. Kết quả cho thấy điểm đa nhân và đơn nhân lần lượt là 9681 và 1736, ở mức khá ổn so với các ultrabook màn hình 13-inch trên thị trường.
Về card đồ họa, Iris Xe Graphics có đủ sức để hỗ trợ người dùng trong nhiều tác vụ như render và giải trí cơ bản. Tuy nhiên, trên một chiếc máy siêu nhỏ, siêu mỏng như vậy, trải nghiệm chơi game có thể bị hạn chế.
Tất nhiên, độ phân giải của game cần được giảm xuống khoảng Full HD+ (1920 x 1200) để đảm bảo mức khung hình ổn định. Kết hợp với thiết lập đồ họa ở mức trung bình trở xuống, chúng ta vẫn có thể tận hưởng những trận đấu game giải trí nhẹ nhàng và tương đối ổn định.
Đọc thêm: Yoga Slim 7 Pro Gen 7 - Hiệu năng ổn định, thiết kế thanh lịch, đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng
RAM 16GB LPDDR5 4800MHz và ổ cứng SSD 512GB (M.2 NVMe)
Lenovo Yoga Slim 7 Carbon được trang bị bộ nhớ RAM 16GB LPDDR5 với tốc độ bus lên đến 4800MHz cho phép bạn thực hiện đa nhiệm một cách mượt mà và xử lý các tác vụ nặng dễ dàng. Ngay cả khi mở hàng chục tab Chrome đồng thời, sử dụng các phần mềm văn phòng nặng, và chỉnh sửa ảnh và video chuyên nghiệp, các thao tác như di chuyển chuột, mở cửa sổ, và chuyển đổi ứng dụng vẫn diễn ra cực kỳ trơn tru. Tuy nhiên, RAM này là RAM hàn chết không thể nâng cấp được nếu có nhu cầu. Nhưng đối với mình, 16GB là đủ để thực hiện các công việc hằng ngày rồi.
Với ổ cứng SSD 512GB (M.2 NVMe), Yoga Slim 7 Carbon cung cấp tốc độ xử lý vượt trội, cho phép các thao tác như đóng mở, tắt ứng dụng hoặc cửa sổ Windows được thực hiện nhanh chóng chỉ trong vài giây. Đặc biệt, sản phẩm còn hỗ trợ nâng cấp thêm một ổ SSD khác, giúp người dùng không còn phải lo lắng về việc lưu trữ ảnh, dữ liệu hoặc các tựa game nặng nề với tình trạng hết dung lượng.
Thời lượng PIN lâu dài, hỗ trợ sạc nhanh
Về thời lượng pin, laptop Lenovo Yoga sử dụng viên pin 50Wh có thể hoạt động từ 4 giờ - 4.5 giờ với các tác vụ cơ bản và độ sáng màn hình khoảng 60%. Điều này không quá khó hiểu bởi máy phải vận hành màn hình độ phân giải cao lên tới 2.5K, cộng thêm kích thước nhỏ gọn của máy ảnh hưởng đến dung lượng pin có thể tích hợp bên trong.
Tuy vậy, máy vẫn hỗ trợ khả năng sạc nhanh Rapid Charge với củ sạc 65W, chỉ trong khoảng 15 phút sạc máy đã sẵn sàng sử dụng trong 3 giờ tiếp theo. Về lý thuyết, điều này có thể là một lựa chọn cứu cánh cho người dùng trong nhiều trường hợp khẩn cấp.
Tổng kết
Lenovo Yoga Slim 7 Carbon thực sự là một lựa chọn hoàn hảo dành doanh nhân hiện nay bởi cấu hình mạnh mẽ, tính di động cao và nhiều tính năng thông minh khác được Lenovo trang bị. Hiện sản phẩm có sẵn để mua tại Thinkpro. Để đặt hàng, bạn có thể nhấn vào tùy chọn "Đặt hàng" ở phía trên hoặc liên hệ qua số hotline 1900633579.
Xem thêm:
Đánh giá sản phẩm
Xem tất cảSản phẩm tương tự
RAM: 16GB, 4266Mhz
Ổ cứng: SSD 256 GB
Màn hình: 14", 1920 x 1200, 60Hz
Card: Intel Iris Xe Graphics
RAM: 16GB, 4266Mhz
Ổ cứng: SSD 256 GB
Màn hình: 13", 2160 x 1350, 60Hz
Card: Intel Iris Xe Graphics
RAM: 16GB, 3200Mhz
Ổ cứng: SSD 512 GB
Màn hình: 16", 1920 x 1200, 60Hz
Card: T550 4GB
RAM: 16GB, 5200Mhz
Ổ cứng: SSD 512 GB
Màn hình: 14", 2880 x 1880, 120Hz
Card: Intel Iris Xe Graphics
RAM: 16GB, 5200Mhz
Ổ cứng: SSD 1 TB
Màn hình: 16", 1920x1200, 60Hz
Card: Intel Graphics
RAM: 16GB, 3200Mhz
Ổ cứng: SSD 512 GB
Màn hình: 16", 1920 x 1200, 60Hz
Card: Intel UHD Graphics
RAM: 16GB, 4266Mhz
Ổ cứng: SSD 512 GB
Màn hình: 13.5", 2256 x 1504, 60Hz
Card: Intel Iris Xe Graphics
RAM: 16GB, 4800Mhz
Ổ cứng: SSD 1 TB
Màn hình: 16", 1920 x 1200, 60Hz
Card: Intel UHD Graphics