Cẩm nang lựa chọn chuột không dây gaming "chuẩn chỉ" mà người mới nên bỏ túi
Bạn là game thủ và cảm thấy chuột gaming không dây thật tiện lợi? Bạn muốn mua một chiếc nhưng có quá nhiều kiểu dáng, thương hiệu và chưa biết chọn chiếc nào? Nếu đang gặp phải trường hợp kể trên thì xin chúc mừng, ở đây sẽ có những thứ giải quyết được vấn đề cho bạn. Trên thực tế, một số điều mà ThinkPro sắp chia sẻ cũng có thể áp dụng cả khi chọn chuột gaming có dây, vậy nên đừng ngại ngần quay lại bài viết này mỗi khi cần chọn gear trong tương lai nhé. Không dài dòng nữa, hãy cùng bắt đầu luôn nhé. Lựa chọn chuột không dây gaming thế nào cho “chuẩn chỉ", và nếu để ý thì ở đây sẽ có một số gợi ý chất lượng cho bạn nữa đấy.
Có đủ cả kết nối sóng vô tuyến và Bluetooth
Nếu để nói về sự ổn định, hai yếu tố cực kỳ quan trọng với các sản phẩm không dây nói chung, kết nối sóng vô tuyến (hay sóng RF) thông qua receiver hiện tại đã có thể đáp ứng được tốt. Kết hợp với độ trễ trung bình nay đã được giảm xuống rất thấp (khoảng 1ms), hình thức này sẽ đảm bảo cho game thủ một trải nghiệm tuyệt vời với con chuột yêu quý. Đáng mừng là hiện nay. tất cả các mẫu chuột không dây gaming trên thị trường đều đã có sẵn kết nối receiver, nhưng tốt nhất bạn nên tin dùng sản phẩm của các hãng lớn như Logitech, Razer, Corsair,... để an tâm hơn về chất lượng.
Vậy kết nối sóng vô tuyến đã mạnh vậy, chúng ta còn cần Bluetooth làm gì nữa? Điều này là để chúng ta có thể sử dụng con chuột của mình ở nhiều nơi và theo nhiều cách hơn. Bạn thích con chuột không dây gaming của mình trên PC và muốn dùng cả với laptop để làm việc? Chỉ cần kết nối qua Bluetooth và thế là xong, không cần mất công tháo ra lắp vào receiver, rất tiện.
Hoặc với một số mẫu chuột không dây, receiver của chúng là chỉ một và duy nhất - ví dụ như Logitech G304 LIGHTSPEED. Và nếu nhỡ có thất lạc cái đầu cắm ấy thì Bluetooth sẽ có thể giúp bạn sống chung với lũ một thời gian, trước khi có đủ tiền để… mua chuột mới.
Có nhiều chế độ năng lượng để sử dụng
Chuột không dây gaming suy cho cùng vẫn là một thiết bị chạy pin, mà đã chạy pin thì hẳn chúng ta đều mong nó có thể “trụ" được càng lâu càng tốt. Và đó cũng là lý do mà theo người viết, ngay cả chuột gaming cũng nên có nhiều chế độ năng lượng để chuyển đổi tuỳ tác vụ sử dụng, giúp thời lượng pin của sản phẩm được lâu hơn và cuộc sống của chúng ta được thuận tiện hơn.
Một trong số những thương hiệu nổi tiếng nhất với vấn đề này là chuột Logitech, khi dưới đáy các sản phẩm chuột gaming không dây của hãng này ta có thể thấy cần gạt để chuyển giữa Endurance Mode để tiết kiệm pin và Performance Mode để tối ưu cho gaming. Thời lượng sử dụng của các sản phẩm khi bật ở hai chế độ này cũng rất đáng nể, chẳng hạn với mẫu Logitech G602 thì con số này lần lượt là 240h và 1440h liên tục.
Pin rời hay pin liền?
Với chuột không dây nói chung, việc dùng pin rời hay pin liền cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Chưa kể với chuột không dây gaming, sự khác biệt này còn dẫn tới những hệ quả có thể ảnh hưởng trực tiếp tới cách mà chúng ta cầm nắm, sử dụng con chuột, và tất nhiên là cả phần nào phong độ trong game nữa. Thường chuột không dây gaming có pin AA tháo rời sẽ nặng hơn đáng kể so với khi dùng pin liền, và chúng ta có thể cảm nhận được điều này rõ ràng khi trực tiếp trải nghiệm - cũng là hình thức mua bán theo người viết là tốt nhất với gaming gear.
Nhưng ưu điểm của pin AA sẽ là khả năng tháo lắp dễ dàng, không bị chai và không cần chờ sạc để dùng được không dây. Và nếu bạn chịu được sức nặng của chúng thì đây vẫn là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn muốn hạn chế chuyện trọng lượng thì hãy chỉ lắp một viên pin vào mà thôi. Cũng rất may, nhiều chuột không dây không cần lắp hết pin vẫn có thể chạy được.
Hiểu rõ cách cầm chuột của mình
Mỗi game thủ thường sẽ có cho mình một cách cầm chuột không dây gaming riêng, điều này vô tình hay hữu ý chắc chắn sẽ xảy ra - chỉ là ta có để ý đến nó hay không mà thôi. Và việc hiểu rõ thói quen này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn ra mẫu chuột phù hợp nhất với bản thân. Hiện tại, chúng ta đang có ba kiểu cầm chính bao gồm:
Palm grip: Kiểu cầm mà ngón tay của ban đặt dọc nút bấm chuột, còn lòng bàn tay thì ôm trọn phần thân. Đây có thể nói là kiểu cầm phổ biến nhất với game thủ.
Finger-tips: Đúng như tên gọi, kiểu cầm này thì sẽ chỉ có đầu các ngón tay của bạn tiếp xúc với chuột, còn lòng bàn tay sẽ không chạm vào thân chuột.
Claw-grip: Lòng bàn tay của chúng ta lúc này sẽ đặt trên thân chuột, các ngón tay sẽ cong lại tạo thành một góc và tiếp xúc với nút bấm.
Việc nắm rõ được cách cầm của mình sẽ giúp bạn định hình được mẫu chuột không dây gaming phù hợp với bản thân sẽ trông ra sao. Ví dụ như nếu cầm palm grip, bạn nên lấy một con chuột có thân to và dày mình, còn nếu quen finger-tips thì chọn một sản phẩm cỡ nhỏ sẽ là tốt hơn cả.
Trên đây là một số yếu tố liên quan đến việc chọn chuột không dây gaming mà ThinkPro muốn chia sẻ trong bài viết hôm nay. Hi vọng những thông tin trong bài sẽ đủ hữu ích để bạn đọc có thể tìm kiếm cho mình sản phẩm phù hợp. Và nếu muốn tham khảo thêm các mẫu chuột không dây gaming tốt nhất, mới nhất, có giá thành phải chăng và chế độ bảo hành dài hạn; đừng ngần ngại ghé qua website cũng như các chi nhánh của ThinkPro trên toàn quốc nhé.
Xem thêm:
Top 3 loại chuột PC chính hãng, chất lượng, giá tốt nhất hiện nay
Mua chuột không dây giá rẻ cho sinh viên: Những điều cần lưu ý
Chuột không dây Logitech SIGNATURE M650: Cảm giác cầm nắm thoải mái
Lenovo ra mắt chuột gaming siêu rẻ: PAW 3327, DPI 8000Hz, dáng công thái học, giá 12 USD
---------------------------
ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất.