Chi tiết về card đồ hoạ rời Intel Iris Xe Max
Intel đã cho ra mắt những mẫu máy tính mới sử dụng card đồ hoạ rời DG1 của hãng, hay còn gọi là Intel Iris Xe Max, thông qua các sản phẩm nhứ Asus Vivobook Flip 14, Acer Swift 3X và tiếp sau đó là Dell Inspiron 7000 2-in-1 series. Để đáp lại sự tò mò của người dùng, Intel đã cung cấp thêm thông tin về Intel Iris Xe Max, cũng như cách mà card đồ hoạ này vận hành.
So sánh Xe iGPU và Xe Max dGPU
Card rời Iris Xe Max gần như là tương đồng với phiên bản tích hợp. Tuy nhiên, sự khác biệt lại rõ rệt nhất ở xung nhịp cũng như bộ nhớ. Trong khi phiên bản card tích hợp có 2 biến thể là với 48 và 96 đơn vị thực thi (Execution Units – EU), trong khi Xe Max chỉ có phiên bản 96 EU. Phiên bản card Xe tích hợp có xung nhịp boost vào khoảng 1,35 GHz trong khi Xe Max có thể tăng lên đến 1,65 GHz.
Ngoài ra, card Xe tích hợp sẽ sử dụng chung bộ nhớ RAM của hệ thống, trong khi Xe Max sẽ có 4 GB VRAM riêng biệt, với băng thông 68 GB/s. Chưa kể, card rời Xe Max sử dụng RAM LPDDR4X chuyên dụng, chung loại bộ nhớ với Intel Iris Xe tích hợp, giúp dễ dàng chia sẻ khối lượng công việc thông qua Deep Link.
Kết hợp tất cả thông qua Intel Deep Link
Intel đã và đang hướng tới một khả năng làm việc đa dụng thông qua sự kết hợp của card đồ hoạ rời và card đồ hoạ tích hợp, nay đã được thực thể hoá trên Intel Iris Xe. Mặc dù điều này thực sự mang lại nhiều lợi thế hơn trong một số khối lượng công việc nhất định và chia sẻ điện năng, nhưng Intel không sử dụng hoặc giới thiệu công nghệ này cho các trò chơi dưới dạng thiết lập SLI-esque.
Quan điểm của Intel là kết hợp sức mạnh của card tích hợp và card rời Iris Xe, nhằm tăng cường khả năng của AI và giảm thời gian mã hóa video. Intel đang gọi kiểu kết nối này với cái tên Deep Link (Tạm dịch: Liên kết sâu), mặc dù điều này có hơi giống với Hybrid Crossfire mà AMD đã từng làm trước đây.
Theo Intel, Deep Link cho phép khả năng suy đoán và kết xuất đồng thời trên cả hai GPU Xe nhằm tăng tốc độ xử lý cho Trí tuệ nhân tạo cũng như cho công việc mã hóa. Khai thác Deep Link sẽ yêu cầu sự hỗ trợ của nhà phát triển thông qua bộ công cụ oneAPI của Intel. Các ứng dụng hỗ trợ tính năng Deep Link sẽ hoàn toàn sử dụng Intel Media SDK, bộ công cụ Intel OpenVINO và VTune Profiler.
Dynamic Power Share
Dynamic Power Share là công nghệ mà Intel phát triển, tương tự như NVIDIA Max-Q Dynamic Boost và AMD SmartShift. Về cơ bản, nó là một phương pháp chia sẻ điện năng và cân bằng tải một cách thông minh giữa con chip Tiger Lake tổng (Bao gồm nhân CPU và iGPU) và card đồ hoạ rời Xe Max.
Theo Intel, Dyanmic Power Share cho phép hiệu suất cao hơn so với CPU 28W độc lập hoặc laptop sử dụng card rời NVIDIA GeForce MX350 trong công việc cần mã hóa Adobe Lightroom hoặc Handbrake.
Nhiều khả năng phần lớn sức mạnh được phân bổ cho con chip Tiger Lake và sau đó được điều phối thông minh vào Iris Xe Max thông qua Dynamic Power Share. Điều này không chỉ giúp các OEM thiết kế tản nhiệt tốt hơn mà còn tránh hao phí pin không đáng có. Đây là một điều vô cùng hứa hẹn tới từ Intel, và hy vọng đây không phải chỉ là quảng cáo suông.
Deep Link sẽ khiến việc mã hoá video nhanh hơn RTX2080
Intel đã giới thiệu một bản demo Upscale ảnh lên tới Gigapixel thông qua AI của Topaz Labs, trong đó 20 tệp JPEG có độ phân giải hỗn hợp được nâng cấp từ 1,4 MP lên 23 MP trong loạt bảy ảnh. Trong bản demo của Intel, sự kết hợp của Xe Max với Xe iGPU trong Core i7-1165G7 hoàn thành tác vụ nhanh hơn 7 lần so với Ice Lake Core i7-1065G7 với GeForce MX350.
Intel cũng đã trình diễn một kịch bản trong đó 10 clip một phút được chuyển mã từ 4K60 AVC sang 1080p60 HEVC trong Handbrake. Sự kết hợp Xe Max và Xe iGPU có thể hoàn thành tác vụ nhanh hơn gấp 1,78 lần, thậm chí so với một laptop gaming cao cấp có kèm theo Intel Core i9 10980HK và NVIDIA GeForce RTX 2080. Đây là một điểm số vô cùng ngoạn mục.
Gaming trên Iris Xe Max ư? Không quá khác biệt so với Card Xe tích hợp
Trong một số tựa game được Intel thử nghiệm, Intel Iris Xe Max có điểm số ngang, thậm chí hơn so với Nvidia MX350. Tuy nhiên, MX350 đã thắng thế trong Borderlands 3 và chỉ hơn một chút ở Gears Tactics.
Theo lý thuyết, việc kích hoạt Deep Link sẽ khiến Xe iGPU và Xe Max hoạt động giống như Hybrid Crossfire, nhưng trước sự thất bại tới từ Nvidia và AMD ở thế hệ trước khiến người dùng không mấy mặn mà vào hệ thống kết hợp này trong quá trình gaming nữa. Vậy nên, Intel không coi Deep Link là một chức năng tốt để hỗ trợ việc chơi game.
Điều này khiến người ta có câu hỏi, làm thế nào hệ thống phân bổ tài nguyên cho game một cách hợp lý. Theo đệ trinh của Intel, Xe Max thể hiện sức mạnh rõ rệt trong Metro Exodus trong khi Xe iGPU lại nhanh hơn hẳn trong DOTA 2.
Intel có vẻ như sẽ phân bổ chúng tuỳ thuộc vào các tựa game đó tận dụng nhiều ở CPU hay dGPU hơn, giống như Nvidia Optimus vậy.
Intel bước chân vào giới card đồ hoạ rời – sẽ sớm xuất hiện trên desktop
Xe Max có thể coi là dGPU đầu tiên của Intel. Hancg cho biết, sẽ sớm hỗ trợ quy trình công việc liên quan đến CyberLink, Blender, Fluendo và MAGIX thông qua Xe Max và Xe HPG. Intel còn cho biết thêm Xe Max cũng sẽ lên sóng máy tính bàn với dạng card đồ hoạ PCIe. GPU máy chủ với tên gọi Xe-LP dự kiến sẽ xuất xưởng trong năm nay, trong khi Xe-HP và Xe-HPG sẽ trình diện vào năm 2021.
Hiện tại, mới chỉ có 3 sản phẩm được trang bị Iris Xe Max, bao gồm - Acer Swift 3X, Asus VivoBook TP470 và Dell Inspiron 15 7000 2-trong-1. Người dùng mua laptop tích hợp Intel Tiger Lake đủ điều kiện có thể tận dụng gói phần mềm phần mềm trị giá 500 USD, bao gồm Fortnite, CyberLink PhotoDirector 365 và các công cụ khác. Người dùng mua Laptop có sẵn Iris Xe Max sẽ được mua kèm gói Xe Max bao gồm Gears Tactics, công cụ AI Topaz Gigapixel và phần mềm khác có giá trị hơn 250 USD.
Xem thêm:
Card RTX là gì? Tìm hiểu sự khác biệt giữa GTX và RTX?
Hướng dẫn bật card NVIDIA rời để cải thiện hiệu suất đồ họ
Intel Iris Xe Graphics là gì? Có mạnh không?
Trên đây là tất tần tật thông tin về card đồ hoạ rời Intel Iris Xe Max. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích được cho các bạn. Hãy theo dõi thinkpro.vn để có được nhiều thông tin hữu ích khác nhé!