"Đắt giá" là thế nhưng màn hình Studio Display vẫn có những thiếu sót
Màn hình Studio Display có vỏ nhôm, ngoại hình khá giống iMac M1 với kích thước màn hình 27 inch, độ phân giải 5K, độ sáng tối đa 600 nit, hỗ trợ True Tone và dải màu DCI-P3. Thông số của Studio Display khá giống màn hình của iMac 27 inch nhưng có độ sáng cao hơn.
Đây là mẫu màn hình dành cho người dùng chuyên nghiệp của Apple, với giá từ 1.599 USD. Nó được cắt giảm một số chi tiết cao cấp của mẫu màn hình Pro Display XDR nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, Studio Display lại thiếu một số tính năng cần thiết. Những điểm yếu này có thể khiến người dùng cảm thấy thực sự hài lòng.
Không hỗ trợ HDR
Apple định vị Studio Display như một màn hình dành cho người dùng chuyên nghiệp. Màn hình sở hữu độ phân giải 5K, hỗ trợ tái tạo âm thanh 3D và webcam 12 MP. Ngoài ra, phiên bản cao cấp hơn của Studio Display cũng được phủ lớp kết cấu nano giống như màn hình Pro Display XDR.
Tuy nhiên, Studio Display lại không hỗ trợ HDR (dải tương phản rộng). HDR (High Dynamic Range) là tiêu chuẩn hình ảnh với nhiều dải nhạy sáng rộng. Tính năng này cho phép màn hình hiển thị hình ảnh rõ nét hơn, đặc biệt là giữa các vùng tối và vùng sáng. Bên cạnh đó, HDR đặc biệt cần thiết cho người dùng làm công việc đồ họa khi nó giúp tái tạo màu sắc trọn vẹn và chân thực. Tính năng này đã xuất hiện trên màn hình Pro Display XDR. Mặc dù Studio Display có giá rẻ hơn nhưng Apple vẫn định vị sản phẩm này ở phân khúc cao cấp. Do đó, việc thiếu sót tính năng HDR có thể khiến người dùng cảm thấy chưa hài lòng.
Thiếu tính năng ProMotion và tần số quét 120 Hz
Việc thiếu HDR không phải sự thất vọng duy nhất. Studio Display cũng không được trang bị công nghệ ProMotion và tần số quét 120 Hz, thứ đã xuất hiện trên các MacBook Pro mới.
Tần số quét cao rất cần thiết cho những người làm về video, quay phim và cả các hoạt động giải trí. Nó giúp cho các chuyển động mượt mà hơn. Bên cạnh đó, tính năng ProMotion sẽ tự động điều chỉnh tốc độ làm tươi của màn hình để thích ứng với nhiều tác vụ khác nhau.
Chân đế đi kèm thiếu linh hoạt
Chân đế đi kèm với Studio Display chỉ cho phép đạt mức nghiêng tối đa 30 độ. Con số này dường như khá nhỏ và có thể gây bất tiện trong quá trình sử dụng.
Ngoài ra, màn hình cũng không thể điều chỉnh được độ cao thấp. Để làm được điều này, người dùng sẽ phải bỏ thêm 400 USD để sở hữu chân đế có khả năng điều chỉnh độ cao thấp với mức tối đa là 105 mm. Trước đó, Apple cũng từng gây bức xúc vì bán chân đế đa năng cho Pro Display XDR với giá 999 USD và bộ 4 bánh xe đẩy cho Mac Pro với giá 699 USD.
Tham gia cộng đồng yêu công nghệ Pro Community của ThinkPro ngay để cùng bàn luận, chia sẻ các kiến thức, thủ thuật, cập nhật tin tức công nghệ nhanh chóng, chính xác.
---------------------------
ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất.