Đây chính lý do thực sự mà Elon Musk muốn thâu tóm Twitter
Việc tỷ phú Elon Musk thâu tóm mạng xã hội Twitter có thể được coi là sự kiện lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ từ trước tới nay. Nếu việc này thành công thì rất có thể chính “Người Sắt ngoài đời thật” sẽ định hình lại cách hàng tỷ người dùng sử dụng nền tảng mạng xã hội này.

Theo như chính tuyên bố của gã tỷ phú công nghệ: Mục tiêu chính trong thương vụ này là để chuyển đổ Twitter từ công ty đại chúng thành công ty tư nhân nhằm giảm bớt đi sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó mở ra toàn định đoạt hướng đi nhằm phát huy tối đa sức mạnh "phi thường" của nền tảng mạng xã hội này và quan trọng nhất là biến Twitter thành một nền tảng trong đó người dùng được tự do đăng tải quan điểm mà không bị kiểm duyệt, gỡ bỏ hay khóa tài khoản.

Trên thực tế, việc Elon Musk thâu tóm Twitter giờ đây đã nhận được hai luồng ý kiến rất trái chiều. Cụ thể, về phía chính quyền Nhà Trắng - Thư ký báo chí Nhà Trắng hôm 25/4 đã khẳng định: "Bất kể ai sở hữu hay điều hành Twitter thì chính quyền Mỹ luôn quan tâm đến sức ảnh hưởng của các nền tảng mạng xã hội lớn như Twitter. Vì vậy đang thúc đẩy việc cải cách các quy định pháp luật để quản lý hoạt động của các nền tảng này". Điều này đồng nghĩa với việc rằng nếu Elon Musk thực sự lên nắm quyền, chính phủ Mỹ chắc chắn sẽ cải cách lại các quy chế, đạo luật, nói một cách dễ hiểu là sẽ “soi” Twitter một cách kỹ càng hơn!

Ngoài ra, chính Tổng Thống đương nhiệm – ông Joe Biden cũng dã bày tỏ niềm quan ngại một cách về các nền tảng mạng xã hội như Twitter sẽ lan truyền những thông tin sai lệch và chính ông cũng mong muốn có các dự thảo và đạo luật để kiểm soát luồng thông tin cũng như muốn các nền tảng đó phải chịu trách nhiệm cho những luồng thông tin sai lệch đó khi chúng bị phát tán!
Như vậy, thương vụ này sẽ đặt ra hai mối quan ngại chính: Đó là tầm ảnh hưởng của Twitter sẽ ra sao nếu Elon Musk lên nắm quyền và nguy cơ phát tán những thông tin giả, sai sự thật, những tuyên bố mang tính phân biệt đối xử, cổ súy cho bạo lực, khủng bố…
thương vụ này sẽ đặt ra hai mối quan ngại
Giới chóp bu nghĩ là vậy, còn giới truyền thông thì nghĩ sao?
Theo như trang tài chính của CNN: "Thương vụ mua lại Twitter vẫn là 1 ẩn số" vì cơ bản, Elon Musk “vẫn đang thiếu tiền”. Theo như nhiều nguồn tin uy tín đã xác thực, vị tỷ phú này đã phải vay ngân hàng Morgan Stanley 25 tỷ USD. Vậy 21 tỷ còn lại, ông lấy đâu ra? Theo bài báo này, phần lớn tài sản của ông gắn liền với cổ phiếu Tesla. Nếu muốn có tiền, ông bắt buộc phải bán cổ phiếu để lấy tiền mua Twitter. Vậy câu hỏi đặt ra là nếu “tuồn” một lượng lớn cổ phiếu đó ra thì thị trường chứng khoán sẽ ra sao? Cũng chính vì lập luận này đã khiến cho cổ phiếu của Tesla vào ngày hôm qua “bay” mất 11% giá trị (tương đương với 100 tỷ USD).

Tài khoản mang tên Cựu Bộ trưởng Lao động Mỹ Robert Reich viết: "Khi các trùm sò nói về tự do, nên biết: Với ông chủ Amazon nó nghĩa là tự do định giá bán. Với CEO của JPMorgan là tự do củng cố sức mạnh ngành ngân hàng. Còn với Elon Musk là tự do đặt ra các điều khoản khi tranh luận chính trị".
CNBC lo ngại, nếu đặt tự do ngôn luận lên đầu thì Twitter có thể để mất lợi nhuận quảng cáo về tay các đối thủ. Chuyên gia phân tích của hãng JMP cho rằng: "85% doanh thu của Twitter là từ chạy quảng cáo. Khi tự do ngôn luận là ưu tiên, các đối tác quảng cáo có thể chuyển sang mạng khác vì lý do an toàn", nghĩa là nếu ít được kiểm duyệt, các thương hiệu sẽ không muốn nội dung của họ có khả năng bị đặt ngay cạnh một thông tin sai lệch hay dễ gây kích động, nên họ sẽ rút quảng cáo.

Về cơ bản, lý do thực sự để Elon Musk muốn mua lại Twitter với lý do chính là thực hiện được cái gọi là tự do ngôn luận một cách đúng nhất!




