logo

Độ phân giải là gì? Hướng dẫn chỉnh độ phân giải màn hình

Phạm Quốc Toàn 01:06, 27/07/2024

Độ phân giải màn hình là thông số cực quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiển thị hình ảnh. Vậy bạn đã hiểu rõ về độ phân giải là gì hay chưa? Các độ phân giải màn hình hiện nay? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Độ phân giải là gì? Hướng dẫn chỉnh độ phân giải màn hình

I. Tổng quan về độ phân giải

1. Độ phân giải màn hình là gì?

Độ phân giải màn hình được định nghĩa là tổng số điểm ảnh (pixel) được hiển thị trên màn hình. Thông số này quyết định mức độ chi tiết và rõ nét của hình ảnh, được sắp xếp một cách trật tự theo chiều ngang và chiều dọc trên màn hình. Màn hình có càng nhiều điểm ảnh thì hình ảnh sẽ càng sắc nét và chi tiết hơn.

Ví dụ: Màn hình có độ phân giải FullHD 1920x1080 có nghĩa là màn hình hiển thị 1920 điểm ảnh theo chiều ngang và 1080 điểm ảnh theo chiều dọc.

Độ phân giải màn hình là gì?

2. Ý nghĩa của đơn vị Pixel

Mỗi pixel là một điểm ảnh riêng lẻ, khi kết hợp lại cùng với nhau, chúng tạo ra hình ảnh mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình. Số lượng pixel càng cao, hình ảnh càng chi tiết và rõ nét, nhất là đối với các chi tiết nhỏ. Thông số này đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện chất lượng hình ảnh cho các tác vụ như xem phim, chơi game hoặc thiết kế đồ họa.

Ý nghĩa của đơn vị Pixel

Dễ hiểu hơn, khi ta cùng so sánh hai màn hình laptop cùng kích thước 15.6 inch có độ phân giải lần lượt là 1920x1080 pixel (Full HD) và 2560 x 1440 pixel (2K). Rõ ràng, màn hình 2K sẽ có số lượng điểm ảnh nhiều hơn, từ đó dẫn đến các hình ảnh được hiển thị trên màn hình sẽ càng rõ ràng và chi tiết hơn so với màn hình Full HD thông thường.

So sánh hai màn hình laptop cùng kích thước

3. Ảnh hưởng của độ phân giải màn hình đến chất lượng hiển thị?

Độ phân giải càng cao sẽ cải thiện rõ rệt chất lượng hình ảnh mà màn hình hiển thị. Điều này không chỉ làm cho hình ảnh trở nên sống động, rõ nét hơn mà còn giúp văn bản trở nên dễ đọc hơn, đặc biệt là với người dùng cần phải đọc trong thời gian dài hoặc làm việc với các ứng dụng đòi hỏi sự chính xác cao về mặt hình ảnh.

Ảnh hưởng của độ phân giải màn hình đến chất lượng hiển thị

4. Độ phân giải cao mang lại điều gì cho người dùng?

Ngoài việc cải thiện chất lượng hình ảnh, độ phân giải cao còn mang lại nhiều lợi ích khác như cải thiện trải nghiệm người dùng trong việc chơi game, xem video chất lượng cao hay làm việc với các ứng dụng đồ họa.

Độ phân giải cao mang lại điều gì cho người dùng?

II. Các độ phân giải màn hình hiện nay

Hiện nay, công nghệ màn hình trên các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop hay màn hình,... đều luôn phát triển theo từng ngày với độ phân giải không ngừng được nâng cao. Tương ứng với từng độ phân giải, người dùng lại đặt cho chúng các tên gọi khác nhau. Dưới đây là một số độ phân giải thông dụng mà chúng ta thường gặp trên thị trường hiện nay:

1. QQVGA, QVGA và WQVGA

  • QQVGA (Quarter Quarter VGA): 160 x 120 pixel

  • QVGA (Quarter VGA): 320 x 240 pixel

  • WQVGA (Wide QVGA): 400 x 240 pixel

Cả 3 tùy chọn độ phân giải QQVGA, QVGAWQVGA thường được thấy trên các mẫu điện thoại đời đầu giá rẻ có màn hình nhỏ. Chúng cung cấp độ nét đủ dùng cho việc hiển thị thông tin cơ bản.

2. VGA, WVGA và FWVGA

  • VGA (Video Graphics Array): 640 x 480 pixel

  • WVGA (Wide VGA): 800 x 480 pixel

  • FWVGA (Full Wide VGA): 854 x 480 pixel

Tương tự 3 độ phân giải VGA, WVGAFWVGA cũng đã từng là tiêu chuẩn cần có của các mẫu điện thoại thông minh. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chúng đã có phần lỗi thời và ngưng sản xuất.

3. SVGA, DVGA và qHD

  • SVGA (Super VGA): 800 x 600 pixel

  • DVGA (Double Size VGA): 960 x 640 pixel

  • qHD (Quarter HD): 960 x 540 pixel

Từng rất thịnh hành trong giai đoạn trước 2016, các độ phân giải này đem lại trải nghiệm hình ảnh tốt hơn cho các thiết bị điện thoại, máy tính và tablet, cung cấp độ chi tiết và rõ nét cần thiết cho việc xem phim và làm việc văn phòng.

Bạn có thể đã từng nghe tới một số mẫu điện thoại được trang bị các độ phân giải này như DVGA với iPhone 4qHD với Samsung Galaxy J2 Prime,...

4. XGA, HD và HD+

  • XGA (Extended Graphics Array): 1024 x 768 pixel

  • HD (High Definition): 1280 x 720 pixel

  • HD+ (High Definition Plus): 1600 x 900 pixel

XGA, HDHD+ cung cấp cho người dùng trải nghiệm xem video chất lượng cao, phù hợp với các màn hình lớn và tivi. Tuy nhiên, khái niệm đó chỉ áp dụng cho khoảng thời gian trước 2018, hiện nay, chúng ta cũng chỉ có thế nhìn thấy chúng trên các mẫu điện thoại giá rẻ.

5. WXGA, Full HD và Full HD+

  • WXGA (Wide XGA): 1280 x 800 pixel

  • Full HD (FHD, 1080p): 1920 x 1080 pixel

  • Full HD+ (FHD+): 2160 x 1080 pixel

Cho đến hiện tại, năm 2024, cả ba chuẩn độ phân giải này vẫn đang rất thịnh hành trên các thiết bị điện tử như laptop, điện thoại và màn hình. Chúng cung cấp chất lượng hình ảnh xuất sắc cho các ứng dụng đòi hỏi độ chi tiết cao, là lựa chọn lý tưởng cho các game thủ và nhà thiết kế với mức giá thành tầm trung.

Danh sách các độ phân giải

6. QHD (2K), QHD+ (2K+) và WQXGA

  • QHD (Quad HD, 2K): 2560 x 1440 pixel

  • QHD+ (Quad HD Plus, 2K+): 3200 x 1800 pixel

  • WQXGA (Wide Ultra Extended Graphics Array): 2560 x 1600 pixel

Với tổng số mật độ điểm ảnh cao hơn, ba chuẩn độ phân giải này mang lại độ chi tiết siêu cao, phù hợp với việc xem phim, video, thiết kế đồ họa chuyên nghiệp cũng như chơi game ở độ chi tiết cao nhất.

7. UHD (4K), DualQHD và 5K

  • UHD (Ultra High Definition, 4K): 3840 x 2160 pixel

  • DualQHD (Dual Quad HD): 5120x1440 pixel

  • 5K: 5120x2880 pixel

Cuối cùng là ba chuẩn UHD (4K), DualQHD5K, đây được xem là các tiêu chuẩn độ phân giải cao nhất tính đến thời điểm hiện tại. Với số lượng pixel cao hơn đáng kể, chúng mang đến khả năng hiển thị mọi chi tiết một cách rõ ràng và chi tiết hơn. Đây được xem là lựa chọn hoàn hảo dành cho các tác vụ đồ họa chuyên nghiệp.

Ngoài ra, ở phân khúc cao cấp hơn nữa, sẽ có các màn hình có độ phân giải 8K (7680 x 4320 pixel). Tuy nhiên loại màn hình này ở thời điểm hiện tại rất hiếm cũng như giá thành rất cao. Do đó, chúng không quá được thịnh hành trong cộng đồng công nghệ.

III. Phân biệt độ phân giải máy ảnh và độ phân giải màn hình

Độ phân giải của máy ảnh và màn hình đều đề cập đến số lượng pixel, tuy nhiên chúng lại khác biệt nhau hoàn toàn về mặt bản chất.

1. Máy ảnh

Độ phân giải của máy ảnh đề cập đến số lượng pixel tổng cộng mà cảm biến của máy ảnh có thể ghi lại, thường được biểu thị qua đơn vị megapixel (MP). Độ phân giải máy ảnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ chi tiết hình ảnh thu được.

Ví dụ: Một máy ảnh 24MP sẽ có thể tạo ra hình ảnh với khoảng 24 triệu pixel.

Máy ảnh

2. Màn hình

Độ phân giải màn hình được đo bằng số pixel theo chiều ngang và chiều dọc mà màn hình có thể hiển thị. Thông số này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến độ sắc nét của hình ảnh và video hiển thị trên màn hình.

Ví dụ: Màn hình 4K UHD có độ phân giải là 3840 x 2160 pixel tức màn hình hiển thị tổng cộng 3840 x 2160 = 8.294.400 điểm ảnh.

IV. Hướng dẫn chỉnh độ phân giải màn hình

1. Cách chỉnh độ phân giải màn hình Win 11

Bước 1: Nhấn chuột phải màn hình Desktop > "Display Settings".

"" loading="lazy" />

Bước 2: Trong menu "Display"> Tìm đến mục "Display resolution"

"" loading="lazy" />

Bước 3: Chọn độ phân giải mong muốn > Nhấn "Keep change" để xác nhận thay đổi.

Chọn độ phân giải mong muốn

2. Cách chỉnh độ phân giải màn hình Win 10

Bước 1: Nhấn chuột phải màn hình Desktop > Chọn "Display settings".

"" loading="lazy" />

Bước 2: Trong "Display settings", kéo xuống và tìm mục "Resolution".

"." loading="lazy" />

Bước 3: Chọn độ phân giải bạn muốn> "Keep Change" ở cửa sổ xuất hiện tiếp theo để thay đổi.

Chọn độ phân giải bạn muốn

Xem thêm:


Trên đây là toàn bộ thông tin về độ phân giải mà mình muốn chia sẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ trở nên hữu ích cho các bạn.