logo

Màn hình OLED là gì? So sánh màn hình OLED và LCD

Phạm Quốc Toàn 16:19, 02/01/2024

Công nghệ màn hình OLED đã và đang trở thành xu hướng mới, được trang bị rộng rãi trên các thiết bị điện tử hiện nay như: Điện thoại, laptop. màn hình, Tivi,... Vậy màn hình OLED là gì? Nó có gì khác so với màn hình LCD?

Màn hình OLED là gì? So sánh màn hình OLED và LCD

I. Màn hình OLED là gì?

Màn hình OLED (Organic Light-Emitting Diode) là công nghệ sử dụng diot phát quang (LED) được tạo ra bởi các phân tử hữu cơ. Về cơ bản, công nghệ này sẽ dẫn dòng điện chạy qua các màng thuốc (film) cấu tạo bởi vật liệu bán dẫn hữu cơ được đặt ở 2 giữa hai dây dẫn. Sau đó các tấm màng này sẽ phát sáng và tạo nên độ sáng của màn hình.

Nhờ vậy, màn hình OLED sẽ có thể tự phát sáng. Mỗi pixel được điều khiển riêng lẻ và phát ra ánh sáng riêng, không cần đến đèn nền (LED Backlit) như các loại màn hình LCD khác. Điều này cũng dẫn đến các mẫu màn hình OLED mỏng, nhẹ hơn màn LCD khá nhiều.

Màn hình OLED

Công nghệ này mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời, màu sắc tươi sáng, chuyển động nhanh cũng như độ tương phản cực cao. Ngoài ra, màn hình OLED còn có thể được làm trong suốt hoặc linh hoạt hơn như gập lại, cuộn thậm chí là kéo giãn.

Màn hình OLED linh hoạt, có thể gập lại và kéo dãn

Xem ngay: Cách bật/tắt cảm ứng màn hình Laptop Win 11, Win 10 chi tiết

II. Cấu tạo của màn hình OLED

Màn hình OLED sẽ được cấu tạo bởi 4 thành phần chính gồm:

1. Lớp Substrate (Tấm nền)

Đây là lớp bảo vệ bên ngoài màn hình được chế tạo bằng thủy tinh hoặc nhựa dùng để bảo vệ các lớp khác khỏi tác động từ môi trường bên ngoài.

2. Lớp điện cực Anode (Cực dương)

Lớp này có thể trong suốt hoặc không tùy thuộc vào loại OLED. Nó đóng vai trò trữ các lỗ trống (injects holes) và bơm chúng xuyên qua lớp phát quang.

3. Lớp điện cực Cathode (Cực âm)

Lớp này cũng có thể trong suốt hoặc không tương tự như Anode. Đây sẽ là cực mang điện tích âm tích trữ và bơm electron vào các lớp phát quang.

4. Lớp phát quang

Lớp phát quang này tùy thuộc vào loại màn OLED sẽ được cấu thành bởi rất nhiều các tấm màng mỏng khác nhau. Tuy nhiên sẽ có 3 tấm màng chính gồm:

  • Lớp vận chuyển điện lỗ trống (Hole Injection Layer - HTL)

  • Lớp vận chuyển electron (Electron Transport Layer - ETL)

  • Lớp màng hữu cơ

HTL ETL sẽ vận chuyển các electron lỗ trống (injects holes) đến lớp màng hữu cơ. Sau khi được định vị trên lớp màng này, cả 2 loại điện tích sẽ kết hợp với nhau và giải phóng ánh sáng.

Các lớp màn hình OLED

Xem ngay: Công nghệ Dolby Vision là gì? Có gì khác biệt với HDR10 và HDR10+

III. Ưu và nhược điểm của màn hình OLED

1. Ưu điểm

  • Màn OLED mỏng và nhẹ hơn các loại màn LCD truyền thống.

  • Độ tương phản cao hơn.

  • Màu sắc tươi sáng, chất lượng hình ảnh tốt cũng như gam màu rộng hơn các mẫu màn hình khác.

  • Một số loại tấm nền của màn OLED còn được làm bằng nhựa, mang lại khả năng linh hoạt, có thể uốn cong.

Uốn cong
  • Tiêu thụ ít điện năng hơn so với LCD do phần lớn năng lượng của LCD dành cho đèn nền (LED backlit).

  • OLED dễ sản xuất hơn và có thể được chế tạo với kích thước lớn hơn so với màn LCD.

  • Cung cấp góc nhìn rộng lên tới 170 độ.

Được chế tạo với kích thước lớn hơn

2. Nhược điểm

  • Tuổi thọ ngắn hơn so với LCD.

  • Quy trình sản xuất tốn kém.

  • Dễ bị hư hỏng khi ở môi trường ẩm ướt.

  • Nhìn lâu mắt sẽ bị lóa và mỏi do cường độ ánh sáng cao.

IV. So sánh màn hình OLED và LCD

So sánh màn hình OLED và LCD

Xem thêm:


Trên đây là tổng quan về màn hình OLED, ưu và nhược điểm cũng như sự khác biệt của nó so với màn hình LCD. Nếu thấy hay, đừng ngại chia sẻ bài viết cho mọi người cùng biết nhé!