Kinh nghiệm chọn mua laptop sinh viên tốt, bền, tiết kiệm chi phí
Ngày nay, laptop là thiết bị cần thiết để phục vụ cho việc học tập của sinh viên, đáp ứng nhu cầu học tập trực tuyến, tìm kiếm tài liệu, làm bài tập...Tuy vậy, việc lựa chọn một chiếc laptop phù hợp không hề dễ dàng. Trong bài viết này sẽ là những kinh nghiệm chọn mua laptop sinh viên, giúp chọn đúng chiếc laptop để học hành hiệu quả.
1. Cách chọn mua laptop cho sinh viên phù hợp nhất
1.1. Xác định nhu cầu của ngành học
Khi chọn mua laptop, điều đầu tiên bạn cần quan tâm đó là chiếc laptop có đáp ứng được những nhu cầu của ngành học mà bạn đang theo học hay không. Bởi mỗi ngành học sẽ đòi hỏi chiếc laptop có những trang bị phù hợp về cấu hình, màn hình, bộ vi xử lý, card đồ họa,...để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập và làm việc.
Thực tế, đối với những bạn có ngành học không đòi hỏi phải cần một chiếc laptop có cấu hình quá mạnh như xã hội nhân văn, du lịch, ngôn ngữ,...thì một chiếc laptop có thể xử lý văn bản, truy cập mạng và lướt web tốt là đã phù hợp.
Còn đối với những bạn học các ngành như thiết kế đồ họa, công nghệ thông tin,...nên có một chiếc laptop có cấu hình mạnh hơn như dung lượng RAM lớn, card đồ họa mạnh mẽ, màn hình chất lượng,...hoặc cho phép lắp thêm ổ SSD, nâng cấp CPU và lắp thêm RAM.

Xác định nhu cầu sử dụng laptop của sinh viên
1.2. Ưu tiên tính gọn nhẹ so với hiệu năng
Khi mua laptop, bạn sẽ phải cân nhắc giữa tính gọn nhẹ và hiệu năng, vì hai yếu tố này thường có sự đánh đổi lẫn nhau. Dưới đây là những đánh giá về ưu điểm, nhược điểm của 2 yếu tố này.
Tính gọn nhẹ
Hiệu năng sử dụng
Dựa vào những đánh giá, so sánh trên, bạn có thể tìm hiểu và đưa ra quyết định để chọn mua được chiếc laptop phù hợp với nhu cầu của bạn.
1.3. Cân nhắc ngân sách
Sau khi đã xác định được 2 yếu tố trên thì việc cân nhắc tài chính hiện có là yếu tố cuối cùng và quan trọng nhất để quyết định nên chọn mua sản phẩm nào. Tùy vào điều kiện hiện có của gia đình, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn phù hợp. Đối với sinh viên, có nhiều sản phẩm laptop dao động từ 10-20 triệu đồng mà vẫn có thể đáp ứng được mục đích học tập.

Các tính năng chính cần xem xét khi mua laptop cho sinh viên
1.4. Chọn loại bộ xử lý trung tâm CPU phù hợp
Loại bộ xử lý trung tâm CPU rất quan trọng, quyết định hiệu suất của laptop. Bạn có thể tham khảo thông tin về các loại CPU phù hợp như sau:
1.5. Lựa chọn RAM và ổ cứng
Thêm một điều cần quan tâm nữa khi sinh viên chọn mua laptop đó chính là dung lượng của RAM. Lí do là vì RAM quyết định đến tốc độ xử lý của laptop. Nếu máy tính có dung lượng RAM càng lớn thì sẽ xử lý tác vụ nhanh hơn, mượt mà hơn.
Đối với sinh viên, việc lựa chọn máy có 4GB RAM là vừa đủ để thực hiện các nhu cầu như dùng ứng dụng văn phòng, giải trí nhẹ nhàng. Còn nếu bạn muốn máy mạnh mẽ hơn để dùng các ứng dụng nặng như thiết kế 2D, file excel nặng thì nên chọn 8GB RAM.
Hiện nay, trên thị trường có 2 loại ổ cứng là SSD, HDD. Trong đó, ổ cứng HDD có dung lượng lưu trữ lớn, tuy nhiên ổ cứng SSD có tốc độ xử lý nhanh hơn ổ HDD. Do đó, đối với sinh viên thì bạn nên chọn ổ cứng khoảng 256GB SSD trở lên để có nhiều không gian lưu trữ tài liệu học tập mà không lo máy bị giật lag.
1.6. Thời lượng pin lâu
Đối với sinh viên, lựa chọn một chiếc laptop có pin sử dụng lâu cũng rất cần thiết, bởi nhu cầu phải đi học nhóm, thuyết trình, làm bài tập mà phải di chuyển thường xuyên, không tiện cho việc cắm sạc. Để chọn một chiếc laptop có pin lâu thì bạn nên lưu ý một số điều sau:
Cell: Là số cục pin có trong thanh pin của laptop, thông thường thanh pin laptop sẽ có 3 cell, 6 cell hay 9 cell. Nếu số lượng cell càng lớn thì thời lượng pin sử dụng càng lâu.
Vi xử lý: Một số dòng chip Intel tiết kiệm pin như Intel dòng U, Intel dòng M, Intel dòng Y.

Nên lựa chọn một chiếc laptop có pin sử dụng lâu
1.7. Độ phân giải và kích thước màn hình
Để đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập, giải trí thông thường thì bạn nên quan tâm đến các laptop có độ phân giải màn hình Full HD 1920 x 1080, vừa đảm bảo sự sắc nét khi hiển thị hình ảnh, vừa tiết kiệm chi phí.
Trong khi đó, nếu bạn học những chuyên ngành liên quan thiết kế đồ họa thì nên lựa chọn những tấm màn OLED, độ phân giải 2560 x 1440 hoặc 3840 x 2160 để có trải nghiệm tốt nhất trong học tập, làm việc.
Về kích thước màn hình, nếu muốn máy nhỏ gọn, dễ dàng bỏ vào balo khi di chuyển thì nên chọn máy có kích thước từ 13-14 inch. Đặc biệt, nếu bạn theo học ngành kỹ thuật, thiết kế thì tốt nhất nên chọn màn hình lớn 15.6 inch để có trải nghiệm tốt hơn.
1.8. Bàn phím, touchpad ổn định
Bàn phím là phương thức chính để bạn tương tác và nhập liệu vào laptop. Vì vậy, trải nghiệm gõ phím tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc và học tập của bạn. Hãy tìm kiếm những chiếc laptop có bàn phím:
Hành trình phím hợp lý: Khoảng cách di chuyển của phím khi nhấn xuống (key travel) không quá nông hay quá sâu, lý tưởng nhất là từ 1.5mm đến 2mm, mang lại cảm giác gõ đầm tay và chính xác.
Độ nảy tốt: Phím có độ phản hồi tốt, khi nhấn xuống sẽ nhanh chóng bật trở lại vị trí ban đầu, giúp bạn gõ nhanh và đỡ mỏi tay hơn.
Kích thước và bố cục phím hợp lý: Các phím có kích thước vừa phải, khoảng cách giữa các phím đủ rộng để tránh gõ nhầm. Bố cục phím quen thuộc, dễ làm quen.
Có đèn nền (tùy chọn): Đèn nền bàn phím sẽ rất hữu ích khi bạn cần làm việc trong môi trường thiếu sáng.
Touchpad (bàn di chuột) cũng quan trọng không kém, đặc biệt khi bạn không sử dụng chuột rời. Một touchpad tốt cần:
Kích thước đủ lớn: Diện tích touchpad rộng rãi giúp bạn thao tác thoải mái hơn.
Độ nhạy cao, chính xác: Con trỏ chuột di chuyển mượt mà, chính xác theo từng cử chỉ của ngón tay.
Hỗ trợ đa điểm: Cho phép thực hiện các thao tác đa ngón tay như cuộn trang, phóng to, thu nhỏ, chuyển đổi giữa các ứng dụng một cách dễ dàng.
Bề mặt nhám mịn: Tạo cảm giác di chuột êm ái, không bị rít hay bám dính.
Ít bị tác động ngoài mong muốn: không bị di chuyển con chuột khi tì tay vào.
1.9. Đa dạng các cổng kết nối
Một chiếc laptop có đầy đủ các cổng kết nối sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối với các thiết bị ngoại vi, phục vụ tốt cho việc học tập, làm việc và giải trí. Các cổng kết nối cần thiết cho sinh viên bao gồm:
USB-A: Đây là cổng USB thông dụng nhất, dùng để kết nối với các thiết bị như chuột, bàn phím, ổ cứng ngoài, USB,... Nên chọn laptop có ít nhất 2 cổng USB-A, trong đó có một cổng USB 3.0 trở lên để truyền dữ liệu nhanh hơn.
USB-C: Cổng kết nối đa năng, nhỏ gọn, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cao, sạc pin và xuất hình ảnh. Một số laptop chỉ có cổng USB-C, yêu cầu bạn phải sử dụng thêm hub chuyển đổi.
HDMI: Dùng để xuất hình ảnh và âm thanh ra màn hình ngoài, máy chiếu, TV,... rất cần thiết cho việc thuyết trình, học nhóm.
Khe đọc thẻ nhớ SD: Giúp bạn dễ dàng sao chép dữ liệu từ máy ảnh, điện thoại, máy quay phim,...
Cổng âm thanh 3.5mm: Dùng để kết nối tai nghe, loa ngoài.
Cổng mạng LAN RJ-45 (tùy chọn): Cho phép kết nối mạng có dây, ổn định hơn so với Wi-Fi.
Thunderbolt (tùy chọn): Cổng kết nối cao cấp, thường có trên các dòng laptop cao cấp, hỗ trợ truyền dữ liệu tốc độ cực cao, sạc pin, xuất hình ảnh và kết nối với các thiết bị ngoại vi cao cấp.
1.10. Có độ bền cao
Độ bền là yếu tố quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên thường xuyên di chuyển và sử dụng laptop trong nhiều môi trường khác nhau. Một chiếc laptop có độ bền cao sẽ:
Chịu được va đập nhẹ: Vỏ máy được làm từ chất liệu chắc chắn, có khả năng chống chịu va đập, rơi vỡ ở mức độ nhẹ.
Chống bụi, chống nước (tùy chọn): Một số laptop được thiết kế đặc biệt để chống bụi, chống nước, giúp bảo vệ linh kiện bên trong tốt hơn.
Hoạt động ổn định trong thời gian dài: Linh kiện bên trong có chất lượng tốt, ít bị lỗi vặt, đảm bảo máy hoạt động ổn định trong suốt quá trình sử dụng.
Có thể nâng cấp RAM và ổ cứng: Giúp tăng hiệu năng sử dụng lâu dài.
Thiết kế tản nhiệt tốt: Giúp máy không bị quá nóng khi sử dụng trong thời gian dài, kéo dài tuổi thọ của linh kiện.
2. Cách chọn laptop phù hợp cho từng ngành học
2.1. Chọn laptop phù hợp cho sinh viên kỹ thuật
Sinh viên kỹ thuật cần một chiếc laptop mạnh mẽ, đáp ứng tốt các tác vụ nặng như lập trình, thiết kế mô hình 3D, mô phỏng và phân tích dữ liệu. Cấu hình máy nên chú trọng vào CPU đa nhân, card đồ họa rời mạnh mẽ, RAM dung lượng lớn và ổ cứng SSD tốc độ cao.
Dưới đây là một số gợi ý laptop phù hợp cho sinh viên kỹ thuật:
Dell Gaming G15 5530: Sở hữu bộ vi xử lý Intel Core i5/i7/i9 thế hệ 13, card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 3050/4050/4060, RAM 16GB DDR5 và ổ cứng SSD 512GB NVMe, mang lại hiệu năng vượt trội cho các tác vụ kỹ thuật nặng.
Lenovo ThinkPad P1 Gen 4 Intel: Dòng máy trạm di động cao cấp với CPU Intel Core i7/i9 thế hệ 11, card đồ họa chuyên dụng NVIDIA T1200/RTX A2000, RAM lên đến 64GB và ổ cứng SSD PCIe tốc độ cao, đáp ứng tốt các phần mềm kỹ thuật chuyên nghiệp.
Lenovo ThinkPad X1 Extreme Gen 4 Intel: Thiết kế mỏng nhẹ nhưng sở hữu cấu hình mạnh mẽ với CPU Intel Core i7/i9 thế hệ 11, card đồ họa rời NVIDIA GeForce RTX 3050Ti/3060/3070/3080, RAM lên đến 64GB và ổ cứng SSD PCIe, phù hợp cho sinh viên kỹ thuật di chuyển nhiều.
Acer Nitro 5 Tiger: Laptop gaming với CPU Intel Core i5/i7 thế hệ 12, card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 3050/3050Ti, RAM 8GB/16GB DDR4 và ổ cứng SSD 512GB NVMe, cung cấp hiệu năng tốt với mức giá hợp lý.
Lenovo ThinkPad P16s: Máy trạm di động tầm trung với CPU Intel Core i7 thế hệ 12, card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe/NVIDIA T550, RAM lên đến 48GB và ổ cứng SSD PCIe, là lựa chọn cân bằng giữa hiệu năng và giá thành.
2.2. Chọn laptop phù hợp cho sinh viên ngành nghệ thuật và thiết kế
Sinh viên ngành nghệ thuật và thiết kế cần một chiếc laptop có màn hình chất lượng cao, độ phân giải cao, màu sắc chính xác để phục vụ cho công việc thiết kế đồ họa, chỉnh sửa ảnh, video. Bên cạnh đó, cấu hình máy cũng cần đủ mạnh để chạy mượt mà các phần mềm thiết kế chuyên dụng.
Dưới đây là một số gợi ý laptop phù hợp cho sinh viên ngành nghệ thuật và thiết kế:
Lenovo ThinkPad P15v Gen 3: Máy trạm di động với CPU Intel Core i7 thế hệ 12, card đồ họa chuyên dụng NVIDIA RTX A2000, RAM lên đến 64GB và ổ cứng SSD PCIe, cùng màn hình 15.6 inch 4K UHD cho chất lượng hiển thị sắc nét, màu sắc chính xác.
Dell Precision 5480: Máy trạm di động mỏng nhẹ cao cấp với CPU Intel Core i7/i9 thế hệ 13, card đồ họa chuyên dụng NVIDIA RTX A1000/2000/3000 Ada, RAM lên đến 64GB và ổ cứng SSD PCIe, màn hình 14 inch QHD+ với độ phủ màu rộng, lý tưởng cho công việc thiết kế chuyên nghiệp.
Asus Zenbook 14 OLED Q415: Laptop mỏng nhẹ với màn hình OLED 14 inch 2.8K, độ sáng cao, độ phủ màu DCI-P3 100%, mang lại trải nghiệm hình ảnh sống động, chân thực, cùng cấu hình CPU Intel Core i5/i7 thế hệ 13, RAM 16GB và ổ cứng SSD 512GB, đáp ứng tốt nhu cầu thiết kế cơ bản.
Apple MacBook Pro 16: Sở hữu chip M1/M2/M3 Pro/Max mạnh mẽ, màn hình Liquid Retina XDR 16.2 inch với độ sáng lên đến 1600 nits, dải màu rộng, phù hợp cho các công việc thiết kế đồ họa, chỉnh sửa video chuyên nghiệp.
Lenovo ThinkBook 16 G6: Laptop doanh nhân với CPU Intel Core i5/i7 thế hệ 13, card đồ họa tích hợp Intel Iris Xe/NVIDIA GeForce RTX 2050, RAM 16GB/32GB, ổ cứng SSD 512GB/1TB, màn hình 16 inch với tùy chọn độ phân giải 2.5K, cung cấp hiệu năng ổn định và chất lượng hiển thị tốt cho công việc thiết kế.
2.3. Chọn laptop phù hợp cho sinh viên kinh tế, xã hội
Sinh viên khối ngành kinh tế, xã hội thường sử dụng laptop cho các tác vụ văn phòng, học tập, giải trí cơ bản. Do đó, một chiếc laptop mỏng nhẹ, thời lượng pin tốt, cấu hình ổn định là lựa chọn phù hợp. Nhóm sinh viên này nên lựa chọn các laptop có độ phân giải màn hình tốt và bàn phím thoải mái để thực hiện các tác vụ viết lách nhiều.
Dưới đây là một số gợi ý laptop phù hợp cho sinh viên kinh tế, xã hội:
Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 10: Laptop doanh nhân cao cấp với thiết kế mỏng nhẹ, độ bền cao, CPU Intel Core i5/i7 thế hệ 12, RAM 16GB/32GB, ổ cứng SSD PCIe, màn hình 14 inch với tùy chọn độ phân giải lên đến 4K, mang lại trải nghiệm làm việc và giải trí tuyệt vời.
Lenovo ThinkPad X1 Carbon Gen 8: Phiên bản tiền nhiệm của X1 Carbon Gen 10, vẫn là lựa chọn tốt với CPU Intel Core i5/i7 thế hệ 10, RAM 8GB/16GB, ổ cứng SSD PCIe, thiết kế mỏng nhẹ và thời lượng pin ấn tượng.
Dell Inspiron 16 5630: Laptop tầm trung với CPU Intel Core i5/i7 thế hệ 13, RAM 16GB, ổ cứng SSD 512GB/1TB, màn hình 16 inch Full HD+, cung cấp hiệu năng ổn định cho các tác vụ văn phòng và giải trí.
MacBook Air 2022 Apple M2: Laptop mỏng nhẹ, sang trọng với chip Apple M2 mạnh mẽ, thời lượng pin lên đến 18 giờ, màn hình Liquid Retina 13.6 inch sắc nét, lý tưởng cho nhu cầu học tập, làm việc và giải trí di động.
Asus Zenbook 14 OLED Q415: Laptop mỏng nhẹ với màn hình OLED 14 inch 2.8K, độ sáng cao, độ phủ màu DCI-P3 100%, mang lại trải nghiệm hình ảnh sống động, cùng cấu hình CPU Intel Core i5/i7 thế hệ 13, RAM 16GB và ổ cứng SSD 512GB, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và giải trí.
3. Cách chọn nơi mua laptop đáng tin cậy, chất lượng
3.1. Tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua laptop
Thay vì bỏ ra một số tiền lớn, bạn có thể tận dụng nhờ vào các chương trình khuyến mãi để giảm giá mà vẫn có được chiếc laptop phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.
Thông thường vào những dịp lễ lớn sẽ rất thích hợp để bạn quyết định mua sắm laptop. Đây là dịp mà nhiều người có nhu cầu mua sắm tăng cao, nên các cửa hàng thường đưa ra các chương trình giảm giá để đáp ứng nhu cầu của họ. Những ngày lễ lớn trong năm thường có các chương trình khuyến mãi khủng như dịp năm mới, 30/4, mùa tựu trường, Black Friday.

Cách chọn nơi mua laptop đáng tin cậy, chất lượng
3.2. Dịch vụ bảo hành và hỗ trợ khách hàng
Khi mua laptop, dịch vụ bảo hành và hỗ trợ khách hàng cũng là một trong những yếu tố quan trọng cần xem xét, để đảm bảo bạn nhận được sự hỗ trợ cần thiết trong trường hợp xảy ra sự cố. Do đó, bạn cần chọn mua laptop ở những cửa hàng có thương hiệu uy tín để nhận được các dịch vụ tốt nhất.
4. Cách sử dụng và bảo trì laptop lâu dài
4.1. Cách sử dụng để kéo dài tuổi thọ của laptop
Để laptop có thể dùng được trong thời gian dài, kéo dài tuổi thọ, bạn có thể tham khảo các mẹo hữu ích sau:
Định kỳ dọn dẹp các tập tin, thư mục rác hoặc gỡ các ứng dụng ít khi dùng đến để giải phóng dung lượng của ổ cứng. Điều này sẽ giúp cho laptop có thể hoạt động một cách mượt mà, hiệu quả hơn.
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho hệ thống tản nhiệt không bị bám bụi quá nhiều, bởi nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ khiến cho CPU, các linh kiện bị quá nhiệt. Tốt nhất mỗi năm bạn nên vệ sinh laptop một lần tại các trung tâm, cửa hàng uy tín.
Tránh để laptop tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời quá lâu, hạn chế đặt máy tính ở trên chăn, đệm hoặc đùi vì sẽ cản trở quá trình tản nhiệt, gây quá nhiệt làm giảm tuổi thọ của laptop.
Cập nhật hệ điều hành thường xuyên sẽ giúp cho máy tính có thể hoạt động hiệu quả hơn, khắc phục những lỗi và còn giúp nâng cao tính bảo mật.
Vệ sinh các bộ phận khác trên laptop như màn hình, bàn phím đều rất cần thiết. Nếu bàn phím không được vệ sinh bụi bẩn thường xuyên có thể gây kẹt hoặc liệt phím.
Hạn chế ăn uống bên cạnh laptop vì có thể vô tình bạn sẽ làm đổ thức ăn vào laptop và gây hư hỏng.
Không nên bật tắt laptop quá nhiều lần trong một ngày. Bởi vì khi làm như vậy, các bộ phận, linh kiện trong máy tính sẽ liên tục phải thay đổi nguồn điện, nhiệt độ làm giảm tuổi thọ. Do đó, tốt nhất bạn nên đặt máy ở chế độ Sleep nếu không dùng đến, và tắt máy khi kết thúc một ngày đến trường.

Sử dụng laptop đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ của laptop
4.2. Xử lý các vấn đề thường gặp
Một số vấn đề thường gặp khi sử dụng laptop như:
4.2.1. Laptop bị chậm
Nguyên nhân:
Quá nhiều chương trình chạy nền.
Dung lượng đĩa cứng gần đầy.
RAM không đủ.
Nhiễm các phần mềm độc hại.
Cách khắc phục:
Để khắc phục, bạn nên đóng các chương trình, tab không cần thiết bằng Task Manager.
Sử dụng các công cụ dọn rác để giải phóng không gian đĩa.
Nâng cấp RAM nếu có thể.
Sử dụng các phần mềm diệt virus để quét và loại bỏ phần mềm độc hại bằng.
4.2.2. Laptop bị quá nóng
Nguyên nhân:
Quạt tản nhiệt bị bẩn.
Chạy các ứng dụng nặng.
Cách khắc phục:
Vệ sinh quạt và khe tản nhiệt thường xuyên.
Có thể trang bị sử dụng đế tản nhiệt cho laptop.
Đảm bảo laptop được đặt trên bề mặt phẳng và thông thoáng.
4.2.3. Laptop không kết nối được wifi
Nguyên nhân:
Driver mạng lỗi thời
Do gặp phải vấn đề với router/modem
Cách khắc phục:
Cập nhật driver mạng từ Device Manager.
Khởi động lại router và modem.
Kiểm tra lại cài đặt mạng và thử kết nối lại.
4.2.4. Laptop bị treo
Nguyên nhân:
Xung đột phần mềm
Quá tải tài nguyên hệ thống
Cách khắc phục:
Thử khởi động lại máy tính.
Chạy Windows Update để cập nhật hệ điều hành và phần mềm.
Kiểm tra và sửa lỗi hệ thống bằng công cụ SFC (System File Checker).
4.2.5. Pin laptop nhanh hết
Nguyên nhân:
Do sử dụng các ứng dụng nặng khiến pin tụt giảm
Pin đã cũ
Cách khắc phục:
Điều chỉnh độ sáng màn hình và tắt các kết nối không cần thiết như bluetooth và wifi.
Thay pin nếu pin đã quá cũ và chai pin.
4.2.6. Màn hình laptop bị đen
Nguyên nhân:
Vấn đề với card đồ họa.
Cài đặt hệ điều hành bị lỗi.
Cách khắc phục:
Thử khởi động lại laptop.
Kết nối với màn hình ngoài để kiểm tra xem có hình ảnh không.
Cập nhật driver card đồ họa.
4.2.7. Laptop không sạc được
Nguyên nhân:
Adapter sạc hỏng.
Pin bị hỏng.
Cách khắc phục:
Kiểm tra dây sạc và cổng kết nối xem có bị hỏng không.
Thử dùng sạc pin khác để xem pin có bị hỏng không.
4.2.8. Loa laptop không phát âm thanh
Nguyên nhân:
Lỗi driver âm thanh
Loa hỏng
Cách khắc phục:
Kiểm tra và cập nhật driver âm thanh.
Kiểm tra cài đặt âm thanh trong Control Panel.
Thử cắm tai nghe để xác định lỗi có phải do loa không.
4.2.9. Laptop bị mất dữ liệu
Nguyên nhân:
Do lỗi phần mềm
Do bị ổ cứng bị hư hỏng
Cách khắc phục:
Sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu.
Thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng lên các dịch vụ đám mây hoặc ổ cứng ngoài.
Nếu các biện pháp trên không giải quyết được vấn đề, nên tìm đến sự trợ giúp của chuyên gia hoặc trung tâm bảo hành để được hỗ trợ kỹ thuật.
5. Những câu hỏi thường gặp
5.1. Lựa chọn laptop như thế nào là tốt nhất cho sinh viên có ngân sách eo hẹp?
Để lựa chọn một chiếc laptop phù hợp với ngân sách eo hẹp của sinh viên cần đảm bảo cân bằng tốt giữa chi phí bỏ ra và hiệu suất. Theo đó, bạn nên tìm kiếm các sản phẩm được trang bị tối thiểu bộ vi xử lý Intel Core i3 hoặc AMD Ryzen 3, 8GB RAM và ổ SSD 256GB. Một số thương hiệu như laptop Acer, laptop Asus, laptop HP thường có các dòng sản phẩm phù hợp cho sinh viên có ngân sách eo hẹp.
5.2. Trọng lượng của laptop có quan trọng với sinh viên không?
Trọng lượng là một yếu tố quan trọng đối với sinh viên - đối tượng thường xuyên phải mang máy tính xách tay di chuyển ở nhiều địa điểm học tập. Một chiếc laptop mỏng nhẹ tầm khoảng trên dưới 1.2kg là sự lựa chọn lý tưởng, mặc dù đôi khi có thể phải đánh đổi một chút về kích thước màn hình và một số khả năng của phần cứng.
5.3. Có nên chọn một chiếc laptop có màn hình cảm ứng không?
Điều này phụ thuộc vào ngành học của bạn và sở thích cá nhân. Nếu bạn đang theo học các ngành học như thiết kế đồ họa hoặc thích ghi chép bằng tay thì một chiếc laptop có màn hình cảm ứng sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, nếu không cần thiết thì bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách lựa chọn một laptop không có màn hình cảm ứng.

Nên laptop có màn hình cảm ứng nếu bạn cần thiết kế đồ họa và ghi chú trên laptop bằng tay
5.4. Có đáng để đầu tư vào một chiếc laptop có ổ cứng thể rắn (SSD) không?
Có, việc đầu tư vào một ổ cứng SSD là đáng giá. Ổ cứng SSD nhanh hơn nhiều so với ổ đĩa cứng truyền thống HDD, giúp thời gian khởi động máy tính nhanh hơn. Ngoài ra, ổ cứng SSD có khả năng chịu đựng sốc, rung lắc tốt hơn phù hợp cho các bạn sinh viên thường xuyên di chuyển.
5.5. Tôi phải làm gì nếu laptop của tôi bắt đầu chạy chậm?
Trước hết, bạn nên kiểm tra máy có bị nhiễm virus và phần mềm gián điệp (spyware) hay không, dọn dẹp các tệp hệ thống không còn dùng đến. Nếu máy tính vẫn chậm, bạn hãy xem xét đến việc nâng cấp bộ nhớ RAM hoặc ổ cứng SSD. Nếu vấn đề máy chạy chậm vẫn tiếp tục, tốt hơn hết bạn nên đem laptop ra cửa hàng để được kiểm tra.
5.6. Làm thế nào để pin laptop có thể dùng được cả ngày?
Để kéo dài thời gian sử dụng pin trong ngày, bạn hãy giảm độ sáng màn hình, đóng các ứng dụng và tab không sử dụng, đồng thời chuyển sang chế độ tiết kiệm pin. Đặc biệt, hãy mang theo một bộ sạc để sạc máy khi cần hoặc lựa chọn một chiếc laptop có dung lượng pin cao.
5.7. Có ưu đãi dành cho sinh viên khi mua laptop không?
Có, hiện nay nhiều cửa hàng thường xuyên có các chương trình ưu đãi dành cho sinh viên. Để biết được có ưu đãi hay không, bạn hãy kiểm tra trang web của nhà sản xuất hoặc các cửa hàng bán lẻ. Thường là trong các dịp đặc biệt như mùa tựu trường, ngày lễ lớn thì các cửa hàng sẽ áp dụng nhiều chương trình giảm giá.
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin về kinh nghiệm chọn mua laptop phù hợp dành cho các bạn sinh viên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn chọn được một chiếc laptop ưng ý, phù hợp với nhu cầu học tập của bản thân.




