Lót Foam bàn phím cơ là gì? Có nên lót Foam cho bàn phím cơ
Thủ thuật lót Foam không còn xa lạ đối với người "chơi" bàn phím cơ và tín đồ công nghệ. Vậy đối với những người mới sử dụng và tò mò, muốn tìm hiểu cần biết những điều cơ bản gì về sản phẩm này? Nên hay không nên sử dụng Foam lót bàn phím? Hãy cùng mình tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
I. Foam bàn phím cơ
1. Foam bàn phím cơ là gì?
Foam bàn phím (Keyboard Plate Foam) hay còn gọi là Foam tiêu âm là phụ kiện được làm từ các vật liệu có tính năng đàn hồi cao, chịu lực tốt, hấp thụ âm thanh cũng như hấp thụ nhiệt
VD: Nhựa EVA, cao su tổng hợp,...
2. Lót Foam bàn phím là?
Là thủ thuật đặt vật liệu Foam vào trong bàn phím cơ với mục đích lấp đầy những khoảng trống bên trong chiếc bàn phím, giúp cho người dùng có thể điều chỉnh âm thanh phát ra từ bàn phím khi gõ.
3. Công dụng của Foam bàn phím.
Một số công dụng của Foam bàn phím cơ có thể kể đến như sau:
Triệt tiêu âm vang từ phần rỗng của chiếc bàn phím, tiếng Ping lúc gõ phím.
Giảm tiếng ồn phát ra từ bàn phím trong lúc làm việc, nhập liệu hoặc chơi game.
Nâng cao trải nghiệm sử dụng phím. Sau khi lót Foam sẽ giúp âm thanh khi gõ phím trở nên dễ nghe, cảm nhận sử dụng phím êm ái hơn nhờ tính đàn hồi có trong Foam.
Giảm thiểu khả năng bụi bẩn và nước lọt vào trong bàn phím, ảnh hưởng đến linh kiện điện tử trong quá trình sử dụng.
Cảm giác chiếc bàn phím sẽ đầm và chắc hơn khi cầm trên tay, sử dụng.
Tránh các lực tác động từ bên ngoài đến linh kiện bên trong bàn phím nhờ Foam lấp đầy các chỗ trống bên trong Case và hấp thụ lực
Tăng độ hoàn thiện của chiếc bàn phím cơ, cảm giác chất lượng bàn phím được nâng cao
4. Một số loại Foam bàn phím cơ phổ biến.
Có ba loại Foam tiêu âm chính, được phân loại theo vị trí đặt.
Đặt trên case bàn phím (Case Foam)
Đối với những bàn phím có case kim loại, khi sử dụng sẽ có tiếng ping phát ra từ trong bàn phím do không có sự ăn khớp. Case Foam là giải pháp cho vấn đề này, giúp giảm các âm vang vọng, âm thanh sẽ trở nên trầm và chắc hơn sau khi được lót Foam.
Đặt giữa Plate và PCB (Plate Foam)
Cùng mục đích làm giảm âm vọng phát ra từ bàn phím khi gõ, Plate Foam sẽ được đặt giữa Plate và PCB, giúp đem lại trải nghiệm êm khi gõ, âm thanh vọng sẽ được giảm thiểu tối đa.
Trên PCB, dưới chân Switch (Switch Foam)
Chất liệu PE và Poron thường được sử dụng làm Switch Foam, làm thanh gọn âm thanh phát ra khi nhấn switch và giảm tạp âm.
Switch Foam vô cùng đa dạng và dễ sử dụng khi không phải phụ thuộc vào layout của bàn phím, dễ lắp đặt không cần chỉnh sửa thêm. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho cả bàn phím có hotswap và không có hotswap.
5. Một số chất liệu Foam tiêu âm phổ biến.
Foam tiêu âm có thể làm từ nhiều chất liệu khác nhau, đem lại những kết quả về âm thanh khác biệt. Hai loại vật liệu cơ bản được dùng làm Foam bàn phím cơ là EVA và Neoprene.
Nhựa EVA:
Có đặc tính cứng, thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giày dép. Chính vì vậy, vật liệu có khả năng chịu lực và chịu áp suất lớn.
Mặc dù độ đàn hồi của chất liệu EVA không có được độ đàn hồi như cao su nhưng bù vào đó đem lại cảm giác chắc và cứng cáp, thích hợp để làm Case Foam.
Neoprene:
Chất liệu Neoprene là cao su tổng hợp nên có độ đàn hồi cao, ổn định hóa học tốt và có thể giữ tính linh hoạt trong một phạm vi nhiệt rộng.
Mặc dù khó chế tạo hơn EVA, cao su tổng hợp Neoprene có khả năng tiêu âm tốt hơn, thích hợp để làm cả case Foam và Plate Foam.
Bên cạnh đó, một số chất liệu khác có cấu trúc và đặc tính tốt hơn hai vật liệu nói trên được người “chơi” phím sử dụng làm Foam ví dụ như:
Foam Poron:
Một loại Polyurethane Foam có nhiều đặc điểm vượt trội hơn EVA và Neoprene như cấu trúc tế bào tốt, đồng đều, độ nén thấp giúp tăng khả năng chịu lực tối thiểu.
Điểm sáng khiến nhiều người “chơi” phím hiện nay lựa chọn loại Foam này nhờ có tính năng vượt trội hơn các chất liệu khác: Khả năng làm kín tốt cùng kích thước ổn định, khó bị chuyển đổi biến dạng và hấp thụ năng lượng vượt trội.
Cao su lưu hóa:
Một vật liệu thường được thấy sử dụng trong rạp chiếu phim, nhà hát, phòng karaoke, cách nhiệt cho đường ống nóng lạnh,...
Nhờ có khả năng hấp thụ nhiệt, hấp thụ âm tốt cùng, cấu trúc liên kết như tổ ong cùng với lực đàn hồi tốt nhờ thành phần cao su tự nhiên và một số loại cao su tổng hợp có trong sản phẩm, cao su lưu hóa là một vật liệu lý tưởng dùng làm Foam tiêu âm cho bàn phím.
Một số loại vật liệu khác
Ngoài ra, những người có sở thích Custom phím cơ cũng sử dụng một số vật liệu vô cùng sáng tạo để tiêu âm cho chiếc bàn phím của mình, khiến cho âm thanh khi gõ trở nên vô cùng độc đáo như sử dụng cát biển làm Case Foam hay đổ Silicone dưới đáy Case của chiếc bàn phím.
Xem ngay: Bàn phím cơ là gì? Phân biệt bàn phím cơ và bàn phím thường
II. Có nên lót Foam bàn phím hay không?
Việc chỉnh sửa bàn phím cơ theo sở thích cá nhân từ lâu đã được coi là thú vui riêng của người “chơi” phím cơ và người đam mê công nghệ. Chính vì mỗi người có quan điểm về âm thanh cũng như sở thích khác nhau nên tiếng phát ra từ bàn phím của mỗi người một khác.
Vì thế, việc quyết định có lót Foam bàn phím hay không còn phù thuộc vào quan điểm, sở thích riêng của mỗi người. Lót Foam có thể đem lại cảm giác, trải nghiệm tốt hơn đối với từng người và từng loại bàn phím khác nhau tùy thuộc vào đặc tính của chiếc Keyboard đó.
Tuy nhiên với một số người hoặc một số loại bàn phím đặc biệt, việc này cũng có thể đem lại những trải nghiệm được coi là kém hơn so với bản gốc.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lót Foam bàn phím cơ tại nhà
III. Một số điều cần lưu ý khi chọn Foam bàn phím.
Độ dày và profile của bàn phím
Trên thị trường có rất nhiều loại Foam tiêu âm phù hợp với độ dày và profile của bàn phím khác nhau. Người dùng cần nắm bắt chi tiết này của bàn phím của mình để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất tùy thuộc vào case bàn phím mỏng hay vừa.
Chất liệu và độ sâu lòng của Case
Thiết kế và chất liệu của các bàn phím cơ vô cùng đa dạng, vì vậy người lót Foam cần cân nhắc về độ sâu đáy case để chọn loại Foam có kích thước và tính chất phù hợp nhất. Tránh việc foam quá dày làm giảm khả năng tỏa nhiệt của bàn phím hoặc quá mỏng khiến cho trải nghiệm không được như ý.
Layout của bàn phím.
Một số bàn phím Custom sẽ có layout khác nhau do thiết kế từng hãng riêng biệt và một số thiết kế đặc biệt. Điều này dẫn đến khoảng cách giữa phím khác nhau, người lót Foam cần tìm loại Foam tương ứng với layout phím hoặc có thể tự chỉnh sửa Foam sao cho phù hợp với bàn phím của mình.
IV. Tổng kết.
Đối với những người có sở thích Custom bàn phím cơ, công đoạn lót Foam cho bàn phím là một khâu quan trọng để chỉnh âm thanh phát ra trong khi sử dụng, nâng cao trải nghiệm người dùng.
Mỗi bàn phím cơ đều có cấu trúc và âm thanh khác nhau, giống như mỗi người có quan điểm và sở thích riêng, chính vì thế sẽ không có câu trả lời đúng cho câu hỏi “ Nên hay không nên lót Foam cho bàn phím cơ”.
Tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như sở thích, mỗi người sử dụng phím cơ có thể chọn các loại Foam có đặc tính khác nhau để điều chỉnh sao cho âm thanh phát ra phù hợp với họ. Tuy nhiên để có thể đạt được trải nghiệm tốt nhất, người có ý định lót Foam cần phải nắm rõ cấu trúc và loại bàn phím của mình để có thể chọn loại Foam phù hợp, đem lại kết quả mong đợi.
Xem thêm:
Custom bàn phím cơ là gì? Build custom bàn phím cần chú ý gì?
Kit bàn phím cơ là gì? Những điều cơ bản về kit phím cơ custom
Stab bàn phím cơ là gì? Giới thiệu một số hãng stab phổ biến
Lube bàn phím cơ, hướng dẫn chi tiết và những điều cần lưu ý
Mod bàn phím cơ: Điều cần lưu ý và hướng dẫn chi tiết
Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về Foam tiêu âm cũng như công dụng của vật liệu này. Nếu thấy hay, hãy chia sẻ những kiến thức trong bài viết này với mọi người nhé!