Sơ lược về PC Workstation: Khái niệm, công dụng và đối tượng phù hợp.
Mặc dù ít được nhắc tới hơn so với nhiều năm về trước; nhưng Workstation luôn là một trong những loại hình PC quan trọng trong đời sống con người. Tất nhiên rồi, ngay ở cái tên thì nó đã có chữ “Work" (Công việc), mà công việc thì chắc chắn là một phần không thể thiếu với mỗi chúng ta. Vậy nên biết một chút về PC Workstation sẽ luôn là không thừa phải không nào? Hãy cùng ProWiki đi qua một lượt về khái niệm này trong bài viết hôm này nhé.
PC Workstation là gì?
Về cơ bản, PC Workstation - hay còn được gọi là “Máy trạm" - là dòng máy được thiết kế với các linh kiện tối ưu cho các ứng dụng về kỹ thuật, khoa học. Khi được dùng để xử lý các kiểu dữ liệu phức tạp như bản vẽ 3D, hình ảnh động, các phép toán logic hay mô phỏng trong thiết kế; CPU, card đồ hoạ, bộ nhớ hay khả năng xử lý đa nhiệm của Workstation thường sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với PC thông thường.
PC Workstation khác gì so với PC thông thường?
Với việc được ứng dụng vào những tác vụ chuyên biệt; sẽ không có gì bất ngờ khi Workstation tỏ ra khác biệt so với các sản phẩm thông thường ở nhiều mặt. Vậy thì điều gì làm nên nét riêng của dòng máy này so với phần còn lại? Hãy cùng đi qua từng thành phần để tìm ra câu trả lời nhé, áp dụng cả trên desktop (máy tính để bàn) hay laptop (máy tính xách tay) đều đúng cả.
CPU: Về CPU, các dòng máy Workstation ngày nay gần như sẽ luôn phải trung thành với các series hiệu năng tương đối cao cho đến cao như Intel Core i7, Intel Xeon, AMD Ryzen PRO, v.v - với xung nhịp khoẻ cùng bộ nhớ đệm dồi dào để xử lý các loại dữ liệu phức tạp. Điều này khác so với PC truyền thống hay gaming; khi chúng ta có thể đưa vào những CPU hiệu năng vừa, thậm chí là tiết kiệm điện - nay đã đủ sức “gồng gánh” các tác vụ cơ bản cũng như bắt cặp được cùng card đồ hoạ mạnh mẽ.
GPU: Với việc được sử dụng để xử lý các tác vụ đặc biệt, GPU dùng cho PC Workstation cũng phải được lựa riêng. Hầu hết những cái tên được chọn lúc này sẽ thuộc về hai dòng GPU nổi tiếng dành cho Workstation trên thị trường hiện tại là NVIDIA Quadro và AMD Radeon Pro.
Với PC thông thường thì chúng ta có thể dùng các loại card rời gaming cũng đã là rất đủ đầy, thậm chí là không cần tới chúng cũng không sao - tức tận dụng luôn iGPU trong một số dòng CPU mới.
RAM: Với đặc thù cần xử lý đa nhiệm rất thường xuyên, Workstation thường sẽ cần có lượng RAM khủng ngay từ đầu - ít nhất là 16GB - để có thể hoạt động tốt nhất. Với PC thông thường, đặc biệt là máy dùng cho mục đích văn phòng, thì 8GB đã có thể xem là đủ dùng rồi.
Ổ cứng: Về ổ cứng; khác biệt lớn nhất lúc này giữa Workstation và PC thông thường sẽ là về dung lượng. Trước đây thì chúng ta sẽ còn phải xem xét cả loại ổ được sử dụng cho từng loại máy, nhưng với việc SSD (ổ cứng thể rắn) đang ngày càng phổ biến thì điều này ít nhiều cũng không còn quá quan trọng nữa.
Sức chứa của ổ cứng dành cho PC Workstation thường sẽ phải rất lớn, cốt để đảm bảo lưu được các source dữ liệu 2D, 3D hay các project nặng. Thường một chiếc máy Workstation sẽ có cả hai loại ổ là HDD và SSD để cân bằng giữa tốc độ đọc ghi và khả năng lưu trữ.
Màn hình: Dù là sử dụng desktop hay laptop Workstation; màn hình vẫn là một trong những yếu tố cần được lưu tâm. Một chiếc màn hình lý tưởng cho Workstation sẽ nên có kích thước lớn (từ 15.6-inch trở lên) để thuận lợi cho làm việc đa nhiệm và có độ phân giải cao (từ FullHD trở lên) để đảm bảo trải nghiệm thị giác. Nếu linh kiện này có thêm được độ phù màu và chuẩn màu cao nữa thì sẽ rất tuyệt vời.
Về tần số quét thì màn hình dành cho PC Workstation không nhất thiết phải ở mức cao (từ 75Hz trở lên) như PC truyền thống hay PC gaming. Nhưng nếu bạn sẵn sàng bỏ thêm tiền để có được điều này thì cũng đừng ngại ngần nhé, hình ảnh di chuyển mượt mà cũng sẽ rất tốt.
Ai là người nên lựa chọn PC Workstation?
Với nhiều “tiêu chuẩn" riêng biệt so với PC truyền thống như ở trên; Workstation thường cũng sẽ được lựa chọn bởi những đối tượng đặc biệt. Bên cạnh những cái tên quen thuộc như designer, kiến trúc sư, các nhà làm phim hay kỹ xảo; chúng ta còn có cả những người làm ở các lĩnh vực khác như bất động sản, y học, khoa học,... Tất cả công việc mà họ hay làm thường sẽ có mặt những loại dữ liệu hết sức phức tạp, và Workstation với sự bền bỉ cùng hiệu suất tuyệt vời sẽ là lựa chọn lý tưởng.
Mua PC Workstation ở đâu đảm bảo nhất?
Với nhu cầu từ thị trường là vẫn còn, Workstation ngày nay vẫn được nhiều đơn vị bán lẻ nhập về để đưa tới tay người cần - cả ở dạng hàng mới lẫn second-hand. Một trong số đó phải kể tới ThinkPro - cái tên vốn nổi tiếng với việc kinh doanh các sản phẩm văn phòng, Workstation hạng sang; với dải sản phẩm đa dạng, mức giá cạnh tranh cùng chính sách hậu mãi chu đáo, uy tín hàng đầu thị trường.
Nếu có nhu cầu trải nghiệm các mẫu máy cũ, mới đủ cả với chất lượng cao, đây là một địa chỉ mà bạn có thể cân nhắc xem qua và tin tưởng. Trên đây là những gì ProWiki muốn chia sẻ về PC Workstation, và hi vọng tất cả thông tin này sẽ có ích trong quá trình tìm hiểu của bạn.
---------------------------
ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất.