Thương hiệu
Có khuyến mại
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Tin tức

Tư vấn cấu hình PC văn phòng mạnh mẽ, giá tốt

Build PC văn phòng cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ, đòi hỏi sự cân đối giữa hiệu năng và chi phí. Bài viết này ThinkPro sẽ cung cấp cho bạn kinh nghiệm lựa chọn PC văn phòng, từ việc mua mới hay cũ, xác định cấu hình, đến những lưu ý khi build máy.

1. Doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ nên mua PC văn phòng cũ hay mới?

1.1. Đối với PC mới

Ưu điểm của PC văn phòng mới là doanh nghiệp của bạn sử dụng được trong thời gian dài hơn, có bảo hành lâu dài từ các thương hiệu.

Tuy nhiên, để có thể mua số lượng lớn máy tính mới cho nhân viên đối với một công ty, doanh nghiệp mới mở không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan về kinh tế. Bạn sẽ phải bỏ ra số vốn tương đối lớn. Thay vào đó, lựa chọn mua máy tính cũ chất lượng tốt thì sẽ thông minh hơn nhiều.

1.2. Đối với máy tính cũ

Nếu lựa chọn kỹ lưỡng một chút thì máy tính cũ nhưng giá trị sử dụng tương đương máy mới. Thông thường các linh kiện máy tính thường có tuổi thọ khoảng 5 - 7 năm, vì thế việc mua những chiếc máy tính đã qua sử dụng 1 – 2 năm cũng chẳng khác gì bạn sở hữu một chiếc máy tính mới.

Khi mua bất kì một sản phẩm nào thì việc tham khảo đánh giá của những người đã từng sử dụng là điều rất cần thiết. Do đó, với máy tính cũ bạn sẽ có một cái nhìn chính xác về chất lượng sản phẩm khi có những đánh giá khách quan nhất từ người dùng trước.

Mua PC văn phòng cũ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với mua máy mới, giúp bạn có thể tiết kiệm một khoản tiền không hề nhỏ cho ngân quỹ công ty. Đặc biệt, với những chiếc máy tính được dùng khoảng 2 – 3 tháng (vẫn còn thời gian bảo hành dài) thì giá của nó cũng sẽ rẻ hơn từ 20 – 30% so với giá trị máy tính mới.

PC cũ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với PC mới

PC cũ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể so với PC mới

2. Kinh nghiệm chọn mua PC văn phòng cho doanh nghiệp

2.1. Xác định mục đích sử dụng

Tùy từng loại hình công ty, doanh nghiệp cũng như tùy từng phòng ban mà bạn cần lựa chọn loại máy tính nào cho công ty. Từ mục đích sử dụng của nhân viên công ty mà bạn có thể xây dựng sơ lược cấu hình mà bạn cần mua, từ đó có cái nhìn lựa chọn sơ bộ, đánh giá tổng quan về cấu hình giúp cho bạn không tốn nhiều thời gian khi đi mua máy tính.

Ví dụ:

Với nhu cầu làm kế toán thông thường, bạn chỉ cần sử dụng 1 bộ máy tính được trang bị cấu hình:

  • CPU: Intel Core i3 (thế hệ 10 trở lên là tốt)

  • RAM: 4GB DDR4

  • Màn hình: 24 inch (độ phân giải Full HD 1920x1080 là đủ)

  • Ổ cứng: SSD 128GB hoặc 256GB (giúp khởi động máy và mở ứng dụng nhanh hơn)

Với mục đích thiết kế dự án hay thiết kế đồ hoạ:

  • CPU: Intel Core i5 hoặc i7 (thế hệ 10 trở lên) / AMD Ryzen 5 hoặc 7

  • RAM: 16GB DDR4 (tối thiểu) hoặc 32GB

  • Card đồ họa (GPU):

    • Thiết kế 2D (AutoCAD, Photoshop, Illustrator): NVIDIA GeForce GTX 1650 / AMD Radeon RX 5500 XT trở lên.

    • Thiết kế 3D, render (3ds Max, Blender, Revit, SketchUp): NVIDIA GeForce RTX 3050 / AMD Radeon RX 6600 XT trở lên.

  • Màn hình: 24 inch trở lên (độ phân giải 2K 2560x1440 hoặc 4K 3840x2160, tấm nền IPS cho màu sắc chính xác).

  • Ổ cứng: SSD NVMe 512GB trở lên

2.2. Xác định ngân sách đầu tư

Đối với các doanh nghiệp mới thì tài chính là vấn đề cần chú ý nhất. Khi lựa chọn thì bạn cũng cần chú ý đến ngân sách đầu tư cho dàn máy tính nhân viên. Không nên chọn những máy tính quá đắt vượt tầm ngân sách hoặc quá tiết kiệm mà chọn những máy tính rẻ theo lô, bởi nhưng thiết bị này rất dễ bị hỏng hóc khi sử dụng.

2.3. Lựa chọn theo các yếu tố đặc thù công việc

Khác với lựa chọn PC văn phòng dành cho cá nhân, các doanh nghiệp khi lựa chọn máy tính văn phòng cân nhắc đến các yếu tố như tính bảo mật, đảm bảo tốt việc kiểm soát dữ liệu trong môi trường công ty, giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu, bên cạnh đó lại cần hiệu suất làm việc tốt, hay yêu cầu cao hơn nữa là thiết kế đẹp phù hợp cho văn phòng hiện đại. 

Lựa chọn PC đáp ứng được các yếu tố đặc thù công việc

Lựa chọn PC đáp ứng được các yếu tố đặc thù công việc

2.4. Lựa chọn cấu hình máy

Khi đã xác định được nhu cầu PC văn phòng cho doanh nghiệp, bạn cần lựa chọn cấu hình máy phù hợp với nhu cầu. Khác với hệ thống phần mềm có thể cài đặt lại được, hệ thống phần cứng của máy tính sẽ cố định hơn, tuy nhiên bạn cũng có thể nâng cấp nếu dòng máy đó có hỗ trợ.

4 bộ phận gồm bộ vi xử lý (CPU), card đồ họa, bộ nhớ RAM và ổ cứng là những yếu tố quan trọng quyết định đến sức mạnh của máy.

2.5. Tìm thương hiệu uy tín

PC văn phòng hiện nay khá đa dạng với nhiều thương hiệu và mức giá khác nhau. Do đó, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn mua. Trong phân khúc máy tính để bàn dành cho doanh nghiệp thì Dell, HP, Lenovo,… được xem là những hãng công nghệ được lựa chọn nhiều nhất. 

Dell là một trong những thương hiệu PC uy tín hiện nay

Dell là một trong những thương hiệu PC uy tín hiện nay

3. Build PC văn phòng như thế nào?

Bước quan trọng nhất chính là lựa chọn và build từng phụ kiện cho bộ PC văn phòng của bạn. 

3.1. Bộ vi xử lý CPU

Lựa chọn cấu hình máy tính phù hợp cho công việc văn phòng là chính sự kết hợp các linh kiện tương ứng với nhau. Trong đó, chip CPU chính là sức mạnh cốt lõi của bộ máy tính.

Theo khảo sát nhu cầu sử dụng thực tế, cấu hình CPU từ Intel Core i3 7100, xung nhịp 3.90GHz là đã đủ cho nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, CPU của máy tính văn phòng nên được hỗ trợ card đồ họa tối thiểu là Intel HD Graphics 630 để giúp cho việc xử lý hình ảnh sắc nét hơn.

3.2. Vỏ case

Khi lựa chọn vỏ case cho cấu hình máy tính làm văn phòng thì các công ty thường chú trọng tới tính năng hơn hình thức. Một chiếc thùng PC có thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt và có khả năng tản nhiệt tốt sẽ là ưu tiên hàng đầu cho bạn khi chọn mua case máy tính.

Hiện trên thị trường có khá nhiều sự lựa chọn vỏ case PC văn phòng với mức giá đa dạng, thiết kế vỏ nhựa hoặc kim loại cứng cáp, đẹp mắt. Bạn cũng nên lưu ý lựa chọn vỏ case hỗ trợ đầy đủ các kết nối ngoại tuyến và quạt tản nhiệt đi kèm.

Vỏ case có khả năng tản nhiệt tốt sẽ là ưu tiên hàng đầu

Vỏ case có khả năng tản nhiệt tốt sẽ là ưu tiên hàng đầu

3.3. Bộ nhớ RAM

Yêu cầu về RAM cho cấu hình PC văn phòng nên chọn tối thiểu từ 4GB DDR4 Bus 2400 trở nên. Hiện có nhiều hãng cung cấp thanh RAM chất lượng như Samsung, Kingmax, Fury, Kingston, Adata… với mức giá trong khoảng 1-1,5 triệu đồng để bạn có thể tham khảo. 

3.4. Ổ cứng

Khi lựa chọn ổ cứng cho máy tính phục vụ công việc văn phòng, bạn nên lựa chọn 1 ổ cứng SSD tối thiểu là 256GB chuyên dùng để cài win và 1 ổ cứng HDD ít nhất là 500GB để lưu trữ dữ liệu người dùng. Một chiếc ổ cứng SSD 256GB Kingston mới Full Box hiện chỉ có giá khoảng 850.000đ. 

3.5. Bộ nguồn

Bộ nguồn máy tính được ví như trái tim của toàn hệ thống, chiếc máy tính của bạn chạy có ổn định không, có phát huy được hết hiệu năng không là phụ thuộc vào bộ nguồn.

Với cấu hình máy tính làm văn phòng, bộ nguồn cần có thông số kỹ thuật phù hợp với cấu hình CPU, VGA, RAM và mainboard của máy để tránh gây lãng phí điện năng hoặc quá tải hoạt động. Hiện, bộ nguồn phổ biến cho dân văn phòng có công suất từ 350w – 450w là ổn.

Bộ nguồn cần có thông số kỹ thuật phù hợp với cấu hình CPU, VGA, RAM và mainboard của máy

Bộ nguồn cần có thông số kỹ thuật phù hợp với cấu hình CPU, RAM và mainboard của PC

3.6. Màn hình máy tính

Tùy vào tính chất đặc thù công việc của từng nhóm đối tượng mà bạn có thể lựa chọn màn hình máy tính phù hợp. Đối với các công việc văn phòng thông thường, một chiếc màn hình cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

Kích thước màn hình tối thiểu nên từ 20 inch trở lên, có độ phân giải cao cho chất lượng hiển thị hình ảnh rõ nét, chống lóa mỏi mắt (do công việc văn phòng thường kéo dài trung bình 8 tiếng/ngày).

Đối với người làm đồ họa hoặc xử lý video, dựng phim, thì yêu cầu một chiếc màn hình phải có độ phân giải cao, màu sắc trung thực, dải màu rộng, hình ảnh sắc nét và kích thước tối thiểu từ 24 inch.

3.7. Bo mạch chủ

Chọn mainboard có socket tương thích với CPU và hỗ trợ loại RAM bạn định sử dụng (DDR4, DDR5,...). Nên cân nhắc các tính năng bổ sung (như số khe cắm RAM, cổng kết nối) dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai, đồng thời lựa chọn thương hiệu uy tín để đảm bảo độ bền.

3.8. Card màn hình

Đối với tác vụ văn phòng cơ bản, card đồ họa tích hợp (iGPU) trên các CPU hiện đại như Intel Core i3/i5 hoặc AMD Ryzen 3/5 đã đủ mạnh mẽ. Không cần thiết đầu tư card rời trừ khi bạn có nhu cầu cao hơn như chỉnh sửa ảnh, video nhẹ.

Card màn hình là một thành phần quan trọng của PC

Card màn hình là một thành phần quan trọng của PC

3.9. Bộ nguồn PSU

Công suất 500W là đủ cho hầu hết cấu hình PC văn phòng. Nên chọn nguồn từ các thương hiệu uy tín, có chứng nhận 80 Plus để đảm bảo hiệu suất và độ bền. Tránh chọn nguồn công suất quá cao gây lãng phí điện năng và chi phí.

3.10. Ổ đĩa quang

Không còn quá cần thiết trong thời đại số. Tuy nhiên, nếu bạn cần sử dụng đĩa CD/DVD, hãy chọn ổ đĩa có cả chức năng đọc và ghi. Cân nhắc mua ổ đĩa quang gắn ngoài nếu thi thoảng mới cần dùng.

3.11. Chuột và bàn phím

Lựa chọn dựa trên sở thích cá nhân và cảm giác khi sử dụng. Nên trực tiếp trải nghiệm để chọn được loại chuột có kích thước vừa tay, độ nhạy phù hợp và bàn phím có độ nảy, hành trình phím tốt, tạo cảm giác thoải mái khi gõ.

Chọn chuột và bàn phím dựa trên sở thích cá nhân và cảm giác khi sử dụng

Chọn chuột và bàn phím dựa trên sở thích cá nhân và cảm giác khi sử dụng

4. Lưu ý khi build cấu hình PC văn phòng

Khi build cấu hình PC văn phòng, bạn cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo hiệu năng, độ bền và tối ưu chi phí:

  • Xác định đúng nhu cầu: Chỉ cần cấu hình vừa đủ cho các tác vụ văn phòng cơ bản như soạn thảo văn bản, bảng tính, email, duyệt web. Tránh lãng phí vào những linh kiện cao cấp không cần thiết.

  • Cân đối giữa các linh kiện: Lựa chọn các linh kiện tương thích và cân đối với nhau. Ví dụ, không nên chọn CPU quá mạnh trong khi RAM và ổ cứng lại quá yếu.

  • Ưu tiên SSD: Sử dụng ổ cứng SSD thay vì HDD để cải thiện tốc độ khởi động, load ứng dụng và truy xuất dữ liệu.

  • Nguồn gốc xuất xứ: Chọn linh kiện từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và chế độ bảo hành.

  • Khả năng nâng cấp: Nên chọn mainboard có khả năng nâng cấp RAM, CPU,... trong tương lai nếu có nhu cầu.

  • Tản nhiệt: Đảm bảo hệ thống tản nhiệt đủ tốt để máy hoạt động ổn định, đặc biệt nếu bạn sử dụng máy trong thời gian dài.

  • Hệ điều hành và phần mềm: Cài đặt hệ điều hành bản quyền và các phần mềm cần thiết cho công việc.

  • Nhờ tư vấn: Nếu bạn không am hiểu về phần cứng máy tính, hãy nhờ nhân viên bán hàng hoặc người có kinh nghiệm tư vấn để lựa chọn cấu hình phù hợp.

Khi build PC cần cân đối giữa các linh kiện

Khi build PC cần cân đối giữa các linh kiện

Build PC văn phòng đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng về nhu cầu, ngân sách và các yếu tố đặc thù công việc. Hy vọng những kinh nghiệm trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp lựa chọn được cấu hình PC phù hợp, đáp ứng tốt nhu cầu làm việc và tối ưu chi phí đầu tư.

Phạm Anh Tú