Tin tức

CPU là gì? GPU là gì? Phân biệt CPU và GPU

Có thể chúng ta đã từng nghe về hai thuật ngữ CPU và GPU. Vậy CPU và GPU là gì? chúng đóng vai trò gì trong máy tính cũng như cách phân biệt giữa 2 bộ phận này. Cùng mình tìm hiểu ngay thông qua bài viết này nhé!

I. Tổng quan về CPU

1. CPU là gì?

CPU (Central Processing Unit) hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm của máy tính, được tạo thành từ nhiều lõi nhỏ chuyên dụng kết hợp cùng nhau. CPU được xem như bộ não của máy tính với khả năng thực hiện các câu lệnh được lập trình bằng cách thực hiện các phép tính số học, logic, so sánh cũng như nhập/xuất dữ liệu.

Cấu tạo của CPU sẽ bao gồm nhiều nhân và luồng. Trong đó, các nhân sẽ đảm nhận một chức năng xử lý riêng biệt. Tất cả các nhân khi kết hợp hoạt động chung với nhau sẽ mang lại khả năng xử lý đa nhiệm. Còn luồng của CPU sẽ đóng vai trò điều phối, quản lý quá trình xử lý dữ liệu của nhân.

Hình dáng của CPU

Hình dạng của CPU

Để tìm hiểu sâu hơn về CPU, mời bạn xem qua bài viết:

Bộ xử lý trung tâm CPU và những thông tin bạn nên biết

2. Chức năng của CPU

Chức năng chính của CPU sẽ đảm nhiệm công việc xử lý tất cả dữ liệu, câu lệnh, yêu cầu của người dùng bằng các phép tính số học, logic. Về cơ bản, bạn có thể hiểu CPU sẽ tiếp nhận thông tin từ các thiết bị ngoại vi như chuột, máy in, bàn phím,... cũng như từ các phần mềm máy tính sau đó xử lý và xuất lên màn hình chính của PC.

CPU trong bộ vi xử lý của máy tính

CPU trong bộ vi xử lý của máy tính

II. Tổng quan về GPU

1. GPU là gì?

GPU (Graphics Processing Unit) hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa. Đúng như tên gọi, GPU sẽ đóng vai trò xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa hỗ trợ cho CPU.

Khác với GPU Onboard được tích hợp sẵn trên CPU với khả năng xử lý tác vụ phức tạp có phần hạn chế, các GPU rời đến từ các hãng sản xuất như Nvidia, AMD,... sẽ hỗ trợ máy tính, laptop của bạn thỏa sức thiết kế, chơi game cũng như xuất hình ảnh, video một cách dễ dàng.

Hình dạng của GPU

Hình dạng của GPU

2. Chức năng của GPU

Như mình đã nhắc đến ở trên, GPU là bộ phận chuyên dụng đóng vai trò xử lý các tác vụ đồ họa mà CPU không thể làm được hoặc tốn nhiều thời gian để xử lý. Khi thực hiện một tác vụ đồ họa nặng như chơi game AAA, chạy các phần mềm thiết kế, kiến trúc,... nặng thì CPU và GPU sẽ hoạt động song song để tương trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Một số chức năng chính của GPU gồm:

  • Hỗ trợ, giảm lượng công việc cho CPU, từ đó tối ưu thời gian làm việc.

  • Hình ảnh được xử lý với GPU chuyên dụng mang lại độ sắc nét, chân thực hơn.

  • Hỗ trợ các phần mềm thiết kế cũng như game hoạt động mượt mà hơn

GPU trong bộ vi xử lý của máy tính

GPU trong bộ vi xử lý của máy tính

III. Phân biệt CPU và GPU

Tiêu chí

CPU (Central Processing Unit)

GPU (Graphics Processing Unit)

Chức năng chính

Xử lý các tác vụ tuần tự, thực hiện lệnh điều khiển hệ thống, chương trình, ứng dụng.

Xử lý các tác vụ song song, chủ yếu liên quan đến đồ họa, video và các tác vụ AI.

Cấu trúc

Gồm ít lõi hơn (2–16 lõi thường thấy trên máy tính cá nhân), mỗi lõi có khả năng xử lý mạnh mẽ.

Gồm nhiều lõi nhỏ hơn (hàng trăm đến hàng nghìn lõi), tối ưu hóa cho xử lý đồng thời.

Hiệu năng

Mạnh mẽ trong xử lý tuần tự và các tác vụ yêu cầu hiệu năng từng lõi cao.

Vượt trội ở xử lý song song, như kết xuất đồ họa, học máy, và tính toán ma trận.

Ứng dụng chính

Lướt web, chạy hệ điều hành, xử lý văn bản, chơi game (điều khiển vật lý), lập trình, phân tích dữ liệu cơ bản.

Kết xuất đồ họa, chỉnh sửa video, mô phỏng 3D, xử lý AI, học sâu, phân tích dữ liệu lớn.

Linh hoạt

Đa năng, hỗ trợ mọi loại tác vụ điện toán.

Tối ưu cho các tác vụ đồ họa và tính toán song song, ít linh hoạt hơn CPU.

Khả năng tích hợp

Có thể được tích hợp GPU để xử lý đồ họa cơ bản (đồ họa tích hợp - iGPU).

Đôi khi được tích hợp vào CPU (iGPU) hoặc dưới dạng GPU rời để tối ưu hóa hiệu suất.

Hiệu suất năng lượng

Hiệu suất năng lượng tốt hơn cho các tác vụ đơn luồng.

Hiệu quả hơn khi xử lý khối lượng công việc song song, nhưng tiêu thụ năng lượng nhiều hơn khi hoạt động ở mức tối đa.

Ví dụ sản phẩm

Intel Core, AMD Ryzen.

NVIDIA GeForce, AMD Radeon, Intel Arc.

Thế mạnh

Thích hợp cho tác vụ yêu cầu độ chính xác cao và đơn luồng.

Tăng tốc xử lý đồ họa, AI, và các tác vụ khối lượng lớn cần xử lý song song.

Nhược điểm

Hiệu suất thấp hơn trong các tác vụ yêu cầu xử lý song song nhiều.

Không thích hợp cho tác vụ tuần tự hoặc yêu cầu chính xác cao từng lõi.

Khi nào nên dùng

Xử lý công việc thông thường, chơi game cơ bản, quản lý hệ thống, lập trình.

Đồ họa cao cấp, chỉnh sửa video, chơi game nâng cao, nghiên cứu AI và học sâu.

IV. Sự khác nhau giữa CPU và GPU chi tiết

Cả 2 bộ phận CPU và GPU nghe có vẻ tương tự như nhau, đều là bộ vi xử lý dựa trên nền tảng công nghệ silicon nhưng lại là 2 bộ phận hoàn toàn riêng biệt. Về cơ bản, CPU và GPU sẽ có một số điểm khác nhau như:

1. Chức năng

  • GPU được sử dụng chuyên dụng cho công việc xử lý hình ảnh, dữ liệu và các tác vụ liên quan đến công việc đồ họa. Dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, GPU đã dần trở thành bộ xử lý song song đa năng hơn, có thể xử lý ngày càng nhiều ứng dụng, bao gồm cả AI.

  • Còn CPU sẽ đóng vai trò làm đơn vị xử lý trung tâm (bộ não) giúp phân tích và xử lý các dữ liệu và câu lệnh cho máy tính. Đặc biệt, dòng CPU Core Ultra của Intel và các mẫu chip Apple M cũng đã được tích hợp thêm bộ xử lý AI NPU, bộ xử lý thần kinh chuyên dụng cho các tác vụ liên quan đến AI.

2. Khả năng xử lý dữ liệu

  • Có thể hiểu, CPU là một bộ xử lý đa năng, có thể xử lý nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng lúc. Do đó, CPU sẽ cùng lúc xử lý số lượng câu lệnh rất lớn, yêu cầu sự linh hoạt trong khả năng xử lý tác vụ.

  • Ngược lại, GPU sẽ chuyên sâu hơn, chỉ tập trung vào nhiệm vụ xử lý đồ họa. Đặc biệt, GPU có tốc độ xử lý thông tin vượt trội hơn nhờ tính năng xử lý các nguồn thông tin song song.

So sánh CPU và GPU

So sánh CPU và GPU

Tóm lại, CPU và GPU đều là các bộ phận cực kỳ quan trọng không thể thiếu đối với một chiếc máy tính, giúp máy có thể hoạt động trơn tru hơn. Hy vọng bài viết của mình sẽ mang lại góc nhìn trực quan cho các bạn về 2 bộ phận phần cứng này cũng như có thể phân biệt chúng. Nếu thấy hay, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!

Bài viết liên quan
NVIDIA Control Panel là gì? Cách tối ưu hóa GPU NVIDIA hiệu quả
NVIDIA Control Panel là gì? Cách tối ưu hóa GPU NVIDIA hiệu quảĐúng như tên gọi, NVIDIA Control Panel là trình điều khiển chuyên dụng của nhà NVIDIA được tạo ra nhằm mục đích điều chỉnh các tính năng của GPU NVIDIA. Vậy NVIDIA Control Panel có gì đặc biệt? Các công dụng chính của NVIDIA Control Panel là gì? Cùng xem qua bài viết để tìm hiểu nhé.
Phạm Quốc Toàn/24-11-2024
SRAM là gì? So sánh khác biệt giữa SRAM và DRAM
SRAM là gì? So sánh khác biệt giữa SRAM và DRAM
Đào Thị Trang/27-07-2024
APU là gì? Điểm khác biệt giữa APU với CPU và GPU
APU là gì? Điểm khác biệt giữa APU với CPU và GPUAPU là một bộ xử lý đặc biệt tích hợp công năng của của cả GPU và CPU. Đây là công nghệ tiên tiến đem đến rất nhiều lợi ích về hiệu năng và giá thành cho người sử dụng. Để tìm hiểu sâu hơn, mời bạn xem qua bài viết dưới đây.
Phạm Quốc Toàn/27-07-2024
Card RTX là gì? Tìm hiểu sự khác biệt giữa GTX và RTX?
Card RTX là gì? Tìm hiểu sự khác biệt giữa GTX và RTX?RTX là dòng card đồ họa tân tiến nhất hiện nay đến từ nhà NVDIA. Vậy bạn đã hiểu rõ về mọi chức năng của RTX hay chưa? Nó có gì khác với GTX? Cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết này nhé!
Nguyễn An Bình/27-07-2024
Nvidia DLSS là gì? Công dụng, lợi ích và cách bật DLSS
Nvidia DLSS là gì? Công dụng, lợi ích và cách bật DLSSBên cạnh Ray Tracing, DLSS cũng là một tính năng cực kỳ hữu ích trên các dòng card đồ họa Nvidia dành cho anh em game thủ. Vậy bạn đã hiểu rõ về công nghệ DLSS hay chưa? Nó mang lại lợi ích gì cho người dùng? Làm cách nào để bật tính năng DLSS? Cùng theo dõi bài viết bên dưới của mình nhé!
Phạm Quốc Toàn/27-07-2024
Phạm Quốc Toàn