Top 5+ bàn phím rời cho laptop giá tốt, đáng mua 2025
Bạn cảm thấy không thoải mái với bàn phím tích hợp trên chiếc laptop của mình. Hay đơn giản bạn muốn tìm kiếm một trải nghiệm gõ phím đã hơn, êm ái hơn. Đây là những vấn đề rất nhiều người dùng laptop gặp phải, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc với văn bản hay chơi game.
Giải pháp cho bạn chính là trang bị cho mình một chiếc bàn phím rời. Thiết bị ngoại vi này sẽ mang lại sự thoải mái, nâng cao hiệu suất làm việc và học tập của bạn. Vì vậy, hãy cùng ThinkPro tìm hiểu ngay top bàn phím rời cho laptop giá tốt ngay nhé!
1. Những điểm chính
Những thông tin hữu ích bạn sẽ nhận được sau khi đọc bài viết này:
Nắm được khái niệm, phân loại và ưu nhược điểm của từng loại bàn phím rời, từ đó có cái nhìn tổng quan về sản phẩm này.
Đưa ra các tiêu chí quan trọng như nhu cầu sử dụng, loại bàn phím, kết nối, layout, kích thước, thiết kế, âm thanh, tính năng,... giúp người đọc chọn sản phẩm ưng ý.
Giới thiệu các mẫu bàn phím rời chất lượng, giá tốt như Mchose Z75S, Keychron B1 Pro Ulatra-Slim,...
Giải đáp các thắc mắc thường gặp liên quan đến bàn phím rời như: Có nên mua bàn phím cơ, Bàn phím không dây loại nào tốt, Cách kết nối bàn phím rời với laptop?
2. Bàn phím rời cho laptop là gì?
Bàn phím rời cho laptop (hay còn gọi là bàn phím ngoài) là một thiết bị nhập liệu, hoạt động độc lập, kết nối với laptop thông qua dây cáp hoặc không dây. Chúng được thiết kế để thay thế hoặc bổ sung cho bàn phím tích hợp sẵn của laptop, mang lại trải nghiệm gõ phím thoải mái và hiệu quả hơn.
Phân loại bàn phím rời:
Bàn phím có dây (USB): Kết nối với laptop bằng dây cáp USB. Loại bàn phím này có ưu điểm là độ trễ thấp, tín hiệu ổn định, không cần pin. Nhược điểm là kém linh hoạt do bị giới hạn bởi dây cáp.
Bàn phím không dây: Kết nối với laptop không cần dây, sử dụng công nghệ Bluetooth hoặc USB Receiver. Ưu điểm của loại bàn phím này là tính di động cao, gọn gàng. Nhược điểm là có thể gặp tình trạng độ trễ hoặc mất kết nối.

Bàn phím rời cho laptop kết nối với laptop thông qua dây cáp hoặc không dây
3. Tiêu chí chọn mua bàn phím rời cho laptop
Việc lựa chọn một chiếc bàn phím rời phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân là rất quan trọng. Dưới đây là một số tiêu chí bạn nên cân nhắc:
Xác định nhu cầu sử dụng: Bạn cần xác định rõ mục đích sử dụng bàn phím rời là gì? Làm việc văn phòng, chơi game, thiết kế đồ họa hay lập trình? Mỗi nhu cầu sẽ phù hợp với một loại bàn phím khác nhau.
Chọn loại bàn phím:
Bàn phím cơ: Độ bền cao, cảm giác gõ phím tốt, nhiều tùy chỉnh. Tuy nhiên, giá thành cao hơn và có thể gây tiếng ồn.
Bàn phím membrane: Giá thành rẻ, ít gây tiếng ồn. Tuy nhiên, độ bền và cảm giác gõ phím không bằng bàn phím cơ.
Bàn phím giả cơ: Cảm giác gõ phím gần giống bàn phím cơ, giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, độ bền không cao bằng bàn phím cơ.
Kết nối: Bàn phím có dây mang lại sự ổn định, không cần pin. Bàn phím không dây tiện lợi, gọn gàng hơn nhưng cần sạc pin hoặc thay pin định kỳ.
Layout và kích thước:
Full-size: Đầy đủ các phím, phù hợp với người cần sử dụng phím số.
TKL (Tenkeyless): Gọn hơn full-size, bỏ đi phần phím số.
Mini: Kích thước nhỏ gọn nhất, tối giản các phím, phù hợp với nhu cầu di chuyển nhiều.
Thiết kế, chất liệu và độ bền: Chất liệu keycap và vỏ bàn phím ảnh hưởng đến độ bền và cảm giác gõ phím. Nên chọn bàn phím có chất liệu tốt, chắc chắn.
Âm thanh gõ phím: Nếu bạn làm việc trong môi trường yên tĩnh, nên chọn bàn phím có âm thanh êm ái. Ngược lại, nếu bạn thích cảm giác gõ phím clicky, có thể chọn bàn phím cơ với switch phù hợp.
Tính năng bổ sung: Đèn LED, phím Multimedia, khả năng chống nước là những tính năng bổ sung hữu ích.
Khả năng tương thích: Hãy chắc chắn rằng bàn phím tương thích với hệ điều hành của laptop (Windows, macOS, Linux,...).
Ngân sách: Bàn phím rời có nhiều mức giá khác nhau. Bạn nên xác định ngân sách trước khi lựa chọn.
4. Top 5+ bàn phím rời cho laptop giá tốt, đáng mua
Lưu ý: Giá các sản phẩm bên dưới cập nhật vào ngày 28/12/2024 theo thứ tự từ thấp đến cao và có thể thay đổi theo thời gian cũng như chương trình khuyến mãi.
4.1. Bàn phím không dây Keychron B1 Pro Ultra-Slim
Keychron B1 Pro là mẫu bàn phím không dây có thiết kế mỏng nhẹ, linh hoạt. Sản phẩm hỗ trợ kết nối Bluetooth 5.2 ổn định với nhiều thiết bị khác nhau như Windows, macOS, iOS và Android. Đặc biệt, người sử dụng có thể kết nối và chuyển đổi giữa 3 thiết bị cùng lúc.
Sử dụng switch Gateron Low Profile 2.0, bàn phím mang lại trải nghiệm gõ êm ái và ít tiếng ồn, phù hợp cho môi trường văn phòng. Layout 75% nhỏ gọn giúp tiết kiệm không gian. Các điểm cộng của Keychron B1 Pro Ultra-Slim bao gồm: Thiết kế đẹp mắt, tính di động cao, thời lượng pin lâu 200 giờ liên tục.
4.2. Bàn Phím Cơ Mchose Z75S
Mchose Z75S là bàn phím cơ giá rẻ với layout 75%, sử dụng switch Cream Shaft, mang đến tốc độ phản hồi nhanh, phù hợp với các game thủ. Loại bàn phím này kết nối bằng Bluetooth/Wireless/USB Type C, có khả năng tương thích tốt với hệ điều hành Windows và MacOS. Ưu điểm của Mchose Z75S là giá thành hợp lý, trải nghiệm gõ tốt, hỗ trợ hot-swap, cho phép thay thế switch dễ dàng.
4.3. Bàn phím Cơ Monsgeek M1W Aluminium CNC
Monsgeek M1W là bàn phím cơ 75% với khung nhôm CNC chắc chắn. Mẫu bàn phím này có thiết kế gắn đệm Gasket với lớp bông kẹp giữa các tấm PCB, giúp hấp thụ hiệu quả âm thanh cộng hưởng, hấp thụ lực nhấn của phím dẫn đến phản hồi gõ mượt mà và mềm mại. Bàn phím hỗ trợ cả kết nối có dây và không dây (Bluetooth, USB Receiver), tương thích với Windows, macOS.
Sản phẩm sử dụng switch AKKO cream yellow pro, cho cảm giác gõ mượt mà. Ưu điểm của Monsgeek M1W Aluminium CNC là thiết kế sang trọng, kết nối đa dạng, trải nghiệm gõ tốt, keycaps PBT doubleshot bền bỉ. Tuy nhiên, thời lượng pin chỉ 24 ngày khi không có đèn nền hoặc lên đến 9 ngày nếu có đèn nền, có thể không phù hợp với một số người dùng.
4.4. Bàn phím Keychron K3 V2 Ultra-slim
Keychron K3 V2 là mẫu bàn phím cơ mỏng nhẹ, sử dụng switch Optical Red. Sản phẩm hỗ trợ cả kết nối có dây và không dây, tương thích với Windows, macOS, Android và iOS. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có khả năng kết nối nhanh chóng và ổn định với 3 thiết bị cùng một lúc. Ưu điểm của Keychron K3 V2 Ultra-slim là layout 75% nhỏ gọn, tính di động cao, thời lượng pin tốt.
4.5. Bàn phím cơ CIDOO V75 Pro - Aluminum CNC
CIDOO V75 Pro là một mẫu bàn phím cơ cao cấp với thiết kế sang trọng, bộ khung bằng nhôm CNC. Sản phẩm có layout 75%, kết nối bằng Bluetooh/Wireless/USB-C và tương thích với Windows, macOS. Điểm nổi bật của CIDOO V75 chính là tính năng lập trình VIA. Chức năng trên giúp cho người dùng có thể tùy chỉnh linh hoạt bố cục và chức năng của bàn phím theo nhu cầu sử dụng cá nhân.
4.6. Bàn phím cơ không dây Keychron Q1 Pro QMK/VIA - Knob
Keychron Q1 Pro là một mẫu bàn phím cơ cao cấp với thiết kế sang trọng, chất liệu hợp kim nhôm. Bàn phím này có layout 75% và knob xoay tiện lợi, hỗ trợ kết nối có dây qua cáp USB-C và không dây qua Bluetooth. Bên cạnh đó, thiết kế Gasket-mount giúp cảm giác gõ trở nên mượt mà hơn và âm thanh gõ phím rõ ràng, chắc chắn. Thêm nữa, bàn phím có hỗ trợ QMK và VIA, giúp bạn dễ dàng lập trình và chỉnh sửa từng phím trên bàn phím của mình.
5. Một số câu hỏi liên quan
5.1. Có nên mua bàn phím cơ cho laptop?
Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích. Nếu bạn cần một bàn phím bền bỉ, cho trải nghiệm gõ phím tốt, đèn led đẹp, có thể tùy chỉnh switch, keycap thì bàn phím cơ là lựa chọn tốt. Tuy nhiên, bàn phím cơ thường có giá thành cao hơn và gây tiếng ồn.
5.2. Bàn phím rời không dây loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại bàn phím rời không dây chất lượng tốt đến từ các thương hiệu uy tín như: Bàn phím Logitech, bàn phím Keychron, Microsoft, MONKA,.... Để chọn được sản phẩm phù hợp, bạn nên ưu tiên các loại bàn phím có kết nối ổn định, thời lượng pin lâu, thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo các bài đánh giá chi tiết và so sánh các sản phẩm trước khi đưa ra quyết định.

Một số thương hiệu uy tín như Logitech, Microsoft, Keychron, MONKA,....
5.3. Cách kết nối bàn phím rời với laptop?
Đối với bàn phím có dây, bạn chỉ cần cắm đầu cáp USB của bàn phím vào cổng USB trên laptop. Đối với bàn phím không dây, bạn cần bật chế độ kết nối Bluetooth trên cả bàn phím và laptop, sau đó tiến hành ghép nối hai thiết bị. Nếu bàn phím sử dụng USB Receiver, bạn chỉ cần cắm đầu thu này vào cổng USB của laptop.
5.4. Mua bàn phím rời cho laptop uy tín ở đâu?
ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm bàn phím rời chính hãng, chất lượng cao từ nhiều thương hiệu nổi tiếng. Với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo, đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và chế độ bảo hành uy tín, ThinkPro sẽ giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhất.
Thông tin liên hệ ThinkPro:
Hotline: 1900.63.3579
Website: thinkpro.vn
Địa chỉ cửa hàng:
Thành phố Hồ Chí Minh: Số 5 - 7 Nguyễn Huy Tưởng, F6, Q. Bình Thạnh và 95 Trần Thiện Chánh, Q10.
Hà Nội: 53 Thái Hà, Đống Đa.

Mua bàn phím rời cho laptop tại ThinkPro
Xem thêm:
Top bàn phím cơ cho laptop đáng mua nhất tại ThinkPro
Top bàn phím máy tính giá rẻ dưới 900k chất lượng, đáng mua
Top bàn phím cơ không dây giá rẻ dưới 2 triệu tối giản cho góc làm việc
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bàn phím rời cho laptop. Từ đó, bạn có thể chọn mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và ngân sách của mình. Nếu bạn vẫn còn phân vân, đừng ngại liên hệ với ThinkPro để được tư vấn chi tiết hơn nhé!




