logo

Bộ nhớ trong của máy tính là gì ? Các thành phần của bộ nhớ trong máy tính

Hoàng Thị Thương Huyền 10:48, 26/03/2022

Bộ nhớ trong của máy tính không còn là khái niệm xa lạ đối với người dùng. Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như phân loại của linh kiện quan trọng này trong chính chiếc máy tính của chúng ta thì hãy theo dõi bài viết sau đây của ThinkPro nhé !

Khái niệm bộ nhớ trong của máy tính

Bộ nhớ trong là gì? Bộ nhớ trong (internal memory) hay còn có tên gọi khác là bộ nhớ chính, được biết đến là một thành phần vật lý khá quan trong nằm phía bên trong máy tính. Đây là một thành phần có sẵn và được gắn bên trong hệ thống máy tính, không thể tháo rời.

bo-nho-trong-cua-may-tinh

Bộ nhớ trong được giao một nhiệm vụ rất quan trọng chính là giúp lưu trữ và xử lý tất cả các chương trình hay ứng dụng đang được hoạt động trên máy tính. Bên cạnh đó, đây là một loại bộ nhớ lưu trữ mà hệ thống có thể truy cập vào mà không cần sử dụng đến các thiết bị đầu vào hoặc đầu ra.

Các thành phần của bộ nhớ trong của máy tính

Khi nhắc đến bộ nhớ trong của máy tính, ta thường đề cập đến bộ nhớ chính là RAM và ROM. Ngoài ra còn có thêm một thành phần không kém quan trọng là bộ nhớ đệm (Cache Memory)

Thành phần chính của bộ nhớ trong của máy tính

Trong bộ nhớ chính bộ nhớ trong của máy tính lại được chia làm 2 loại đó chính là 2 loại là ROM và RAM.

RAM (Random Access Memory)

RAM ( tên viết tắt của Random Access Memory) là một bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Bộ nhớ RAM giúp lưu trữ dữ liệu tạm thời của các chương trình đang hoạt động, nhờ vậy, CPU có thể xử lý các thông tin dữ liệu nhanh chóng. Đặc biệt, hệ thống hoàn toàn có thể truy cập tự do tất cả các dữ liệu được lưu trên bất kỳ ô nhớ nào của RAM với với tốc độ như nhau. Có một điều nên lưu ý rằng RAM chỉ là bộ nhớ tạm thời nên khi tắt máy tính thì tất cả các dữ liệu được ghi trên RAM cũng bị xóa sạch.

bo-nho-trong-cua-may-tinh

Khi chọn cho mình một chiếc máy tính, người dùng thường ưu tiên những loại máy sở hữu lượng RAM lớn. Bởi vì khi bạn mở bất kỳ ứng dụng nào thì chip CPU sẽ truy dữ liệu từ và lưu tạm thời trên RAM. Và tất cả cả các ứng dụng hoặc chương trình muốn hoạt động trên máy đều phải dựa vào khả năng bộ nhớ trong là RAM. Do đó, lượng RAM càng lớn thì tốc độ xử lý càng nhanh, tránh được tình trạng giật lag khi phải mở nhiều chương trình cùng một lúc.

RAM được chia thành hai loại:

DRAM (Dynamic Random Access Memory) hay còn được gọi là bộ nhớ động. Thông tin dữ liệu trên bộ nhớ này sẽ bị mất dần và được nạp lại theo chu kỳ. DRAM phải viết lại nội dung ở ô nhớ của nó mỗi lần đọc và ghi dữ liệu. DRAM được hoạt động như bộ nhớ chính của một chiếc máy tính.

SRAM (Static Random Access Memory) hay còn gọi là bộ nhớ tĩnh, bộ nhớ nhanh giúp lưu trữ các thông tin dữ liệu cho việc khởi động. Hiệu năng tốc độ của SRAM nhanh hơn nhiều lần so với bộ nhớ DRAM và được sử dụng làm bộ nhớ đệm Cache cho máy tính.

ROM (Read Only Memory)

ROM là bộ nhớ có nhiệm vụ đọc và lưu trữ các thông tin dữ liệu mà khi tắt máy, mất điện sẽ không bị mất hay xóa. Với công nghệ máy tính hiện đại như ngày nay thì ROM đang được tối ưu hết mức. Chức năng của bộ nhớ ROM thì dùng để lưu trữ các phần mềm khởi động, chương trình, và các thông số kỹ thuật của chương trình.

bo-nho-trong-cua-may-tinh

Một số loại ROM phổ biến hiện nay:

  • PROM: là loại ROM được lập trình 1 lần duy nhất có nhiệm vụ chứa nội dung bộ nhớ cụ thể và có giá thành khá hợp lý.

  • EPROM: là loại bộ nhớ ROM có thể tiến hàng xóa thông tin dữ liệu và có thể lập trình lại bằng tia cực tím, có giá thành cao hơn so với PROM.

  • EEPROM: là loại ROM được cấu tạo bằng công nghệ bán dẫn, thông tin dữ liệu trong EEPROM khi bị xóa có thể lập trình lại bằng điện.

Thành phần còn lại trong bộ nhớ trong của máy tính: Bộ nhớ đệm (Cache Memory)

Bộ nhớ Cache - một thành phần thuộc bộ nhớ trong của máy tính, giúp lưu trữ các dữ liệu, thông tin thường xuyên được sử dụng để CPU có thể truy cập với tốc độ nhanh hơn trong tương lai. Nhìn chung, bộ nhớ đệm vốn nằm sẵn trong máy tính và có tác dụng cũng gần giống như thanh RAM được cắm trên mainboard.

Bộ nhớ đệm thực ra là một dạng SRAM, còn thanh RAM trên mainboard lại là DRAM (có tốc độ vận hành cũng chậm hơn nhiều so với SRAM). Bộ nhớ đệm cache dung lượng càng lớn - không gian lưu trữ càng nhiều và tất nhiên hoạt động của máy tính cũng sẽ mượt mà hơn. Mặc dù bộ nhớ đệm giúp máy tính có thể xử lý nhanh hơn nhưng nếu bạn để lâu ngày mà không xóa chúng đi, lượng file rác không cần đến sẽ càng tăng và làm giảm hiệu suất máy tính.

bo-nho-trong-cua-may-tinh

Bộ nhớ Cache được chia thành 3 phần là L1, L2, L3. Thông tin dữ liệu sẽ được truyền từ bộ nhớ → L3 → L2 → L1 → CPU. Tốc độ truy xuất dữ liệu của chúng ổn định gần bằng với tốc độ truyền dữ liệu trong CPU.

Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đọc đã hiểu rõ hơn phần nào về định nghĩa cũng như chức năng của bộ nhớ trong của máy tính. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu tư vấn kỹ hơn về các linh kiện điện tử máy tính bạn có thể liên hệ ngay đến ThinkPro. ThinkPro tự hào là là hệ thống bán lẻ máy tính, linh kiện điện tử và phụ kiện uy tín tại Việt Nam. Với chuỗi cửa hàng cùng những trải nghiệm độc đáo và đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn sản phẩm công nghệ phù hợp nhất giúp bạn an tâm mua sắm. Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết tại đây!