logo

Đánh giá chi tiết Alienware m15 R6: Một chút nữa thôi là hoàn hảo!

Nguyễn Công Minh 17:24, 09/10/2024

Tiếp tục duy trì những đặc điểm đã gắn liền với thương hiệu, bao bọc bên trong là một cấu hình tân thời - lần này đã trở lại với sắc Xanh của Intel, Dell Alienware m15 R6 không mất quá nhiều thời gian để xuất hiện sau m15 Ryzen Edition R5 (tạm gọi gọn là m15 R5) và thu hút được sự chú ý từ cộng đồng. Và với chất lượng đã được khẳng định trước đó, sẽ không có gì bất ngờ nếu tất cả thành phần kể trên vẫn cùng nhau vận hành trơn tru khi được đưa về một mối. 

Alienware m15 R6 không mất quá nhiều thời gian để xuất hiện sau m15 Ryzen Edition R5 (tạm gọi gọn là m15 R5) và thu hút được sự chú ý

Trải nghiệm của ThinkPro với Dell Alienware m15 R6 trên thực tế vẫn là rất chất lượng: Từ cảm quan về ngoại hình, khả năng hiển thị, sức mạnh phần cứng khỏi bàn và còn nhiều nữa. Tuy nhiên vẫn có những điểm mà người viết bài tin rằng, Dell không nên cứ giữ nguyên vậy mà có thể cải tiến để mọi thứ còn đi lên nữa. Vậy chi tiết hơn thì mọi thứ bên trên là như thế nào? Hãy cùng ThinkPro tìm hiểu thông qua bài đánh giá chi tiết Dell Alienware M15 R6 review dưới đây nhé. 

Thiết kế Alienware M15 R6 - Rất tương lai, rất "Alienware"

Thường thì khi viết đến đây, người viết như mọi lần sẽ bắt đầu mô tả cặn kẽ mọi thứ mình nhìn thấy ở chiếc máy: Form dáng thế nào, đèn LED ra sao, màu sắc đẹp không... đại loại vậy. Nhưng quả thực thì không dễ để nghĩ ra thêm điều gì mới, khi đây đã là lần thứ 5 liên tiếp chúng ta có được thiết kế “phi thuyền" trên một sản phẩm m15.

Với việc được giữ nguyên nhiều yếu tố cũ, cũng không sai khi nói bạn có thể quay về bài đánh giá chi tiết Alienware m15 R5 để tìm hiểu về thiết kế của m15 R6. Từ kiểu dáng thuôn dài về phía trước, khe gió hình tổ ong độc đáo, dải LED RGB bao quanh đuôi máy,... Tất cả đều được Alienware m15 R6 thừa hưởng đầy đủ. 

Với việc được giữ nguyên nhiều yếu tố cũ, cũng không sai khi nói bạn có thể quay về bài đánh giá chi tiết Alienware m15 R5 để tìm hiểu về thiết kế của m15 R6.

Bộ vỏ của Alienware m15 R6 về lý thuyết là đươc cấu thành bởi ba loại vật liệu khác nhau bao gồm Magie, Nhôm và Nhựa. Nhưng trên thực tế thì bạn sẽ gần như chỉ cảm nhận được sự hiện diện của nhựa vì nó sẽ nằm đúng ở chiếu nghỉ và khung phím - khu vực mà chúng ta hay chạm vào nhất khi dùng laptop. Bỏ ra 60 triệu Đồng để thu về trải nghiệm chủ yếu với nhựa? Nghe không giống điều gì đó mà người dùng phân khúc cao cấp mong chờ cho lắm.

Nhưng để công tâm mà nói thì khu vực này được hoàn thiện không hề tệ: rất cứng cáp, có flex nhưng chỉ rất nhẹ và được phủ matte mềm mại. Nhựa nhưng chất lượng cao thì cũng khó mà chê được, đúng không nào? Chưa kể rằng với việc cấu thành từ nhựa, khu vực này sẽ có thể bớt nóng hơn khi phải chịu tác động của hệ thống tản nhiệt nằm ngay dưới. Kết hợp với phần nắp máy Nhôm và nắp đáy làm bằng Magie; cỗ máy tỏ ra cực kỳ cứng cáp để sẵn sàng cùng chúng ta đi khắp mọi nơi. 

Tuy nhiên để làm được điều này, người dùng cũng phải “sẵn sàng" tải thêm 2,6kg (chưa tính củ sạc) trong hành trang - khá cao so với mặt bằng chung laptop gaming cao cấp hiện tại. Nhưng thật may, khi m15 R6 nay đã có củ sạc nhỏ gọn và thẩm mỹ hơn đáng kể so với trước - ít nhất là với chiếc mà người viết đang sử dụng có công suất 180W. Ngoài ra thì m15 R6 cũng sẽ có phiên bản sử dụng củ sạc 240W, có thể lúc đó thì kích thước và trọng lượng chúng ta có được sẽ nhỉnh hơn một chút. 

Màn hình Alienware M15 R6 - Lý tưởng cho gaming, thiếu chút nữa là hoàn hảo

Dell đôi lúc có thể “bỏ quên” các mẫu máy gaming giá rẻ - tầm trung như Dell Gaming G3 hay G5 về chất lượng màn hình; nhưng đã xét đến Alienware thì đó lại là một câu chuyện khác. Là dòng máy ở phân khúc cao cấp, không ngạc nhiên khi “Người ngoài hành tinh" sẽ có thể đem lại trải nghiệm hiển thị xứng tầm cho game thủ - với việc sở hữu cho mình những linh kiện tốt nhất. Vẫn như thường lệ, màn hình của Alienware m15 R6 có phần viền trên và trái phải tương đối mỏng, chưa tới mức siêu gọn nhưng vẫn là đủ để giúp người viết có được trải nghiệm thị giác rộng rãi. 

Dell đôi lúc có thể “bỏ quên” các mẫu máy gaming giá rẻ - tầm trung như Dell Gaming G3 hay G5 về chất lượng màn hình; nhưng đã xét đến Alienware thì đó lại là một câu chuyện khác.

Việc lưa chọn mốc tần số quét khởi đầu cho m15 R6 là 165Hz thay vì 144Hz là một nước đi khá thú vị, khi nó vừa giúp máy đem lại trải nghiệm mượt mà hơn (trên giấy tờ), vừa để phân định đẳng cấp của Dell Alienware so với các sản phẩm gaming khác cũng do hãng sản xuất. Mức tần số quét tối đa mà dòng máy có được sẽ lên tới 360Hz, nghe qua thì có vẻ hơi thừa nhưng lại khá hợp lý. Sở dĩ nói vậy vì Alienware m15 R6 sở hữu MUX Switch - công cụ giúp hình ảnh được xuất lên màn hình thông qua card đồ hoạ rời, giúp FPS trong game được nâng cao đáng kể so với thông qua card tích hợp. 

Hơi tiếc một chút là độ phân giải của màn hình này chỉ dừng ở FullHD (1920 x 1080), cao hơn chút nữa thôi thì chúng ta đã có được bộ đôi song sát QHD 165Hz - mới đầu năm thôi vẫn còn là quy chuẩn trên các mẫu máy đắt tiền. Nhưng xét tới việc mức giá sản phẩm, nay đã có ở dạng chính hãng, là không hề rẻ; hẳn vẫn sẽ có những bạn chấp nhận được sự “thiếu sót" này để có thể phần nào tối thiểu hoá chi phí bỏ ra. 

Về độ phủ màu, màn hình của Alienware m15 R6 cũng đạt mức tốt với 100% sRGB, 79% AdobeRGB cũng như là 84% DCI-P3. Kết hợp với độ sáng vừa phải (331 nits) cùng tương phản cao (1020:1) thì không chỉ game, mà rất nhiều nội dung khác như phim ảnh, video,... đều sẽ được máy tái hiện tương đối sống động. Điểm trừ duy nhất ngăn cản màn hình này trở nên lý tưởng đó là độ sai lệch màu DeltaE, khi chúng ta sẽ có được con số 2.38 - hơi nhỉnh hơn so với ngưỡng trung bình. 

Về độ phủ màu, màn hình của Alienware m15 R6 cũng đạt mức tốt với 100% sRGB, 79% AdobeRGB cũng như là 84% DCI-P3.

Ở viền trên của Alienware m15 R6 sẽ là nơi chứa cụm webcam HD, với chất lượng đủ dùng cho các hoạt động giao tiếp, stream giải trí, v.v. Đi kèm bên cạnh sẽ là cảm biến Windows Hello, cho phép người dùng quét khuôn mặt và dùng để mở máy. 

Ở viền trên của Alienware m15 R6 sẽ là nơi chứa cụm webcam HD, với chất lượng đủ dùng cho các hoạt động giao tiếp, stream giải trí, v.v.

Bàn phím và touchpad Alienware M15 R6 - Chất lượng cao, có thể tinh chỉnh để tốt hơn

Với khu vực này, Alienware m15 R6 vẫn được nhà sản xuất giữ nguyên về cách sắp xếp, cấu tạo,... so với thế hệ trước. Chúng ta vẫn sẽ có cụm bàn phím với keycap lớn, hành trình sâu lên tới 1.8mm đem lại cảm giác gõ đầm chắc, và đi kèm là hệ thống LED RGB có thể tinh chỉnh đa dạng thông qua phần mềm Alienware Command Center. Phần đèn này cũng có thể được làm cùng màu luôn với logo hay dải LED chạy ở đuôi máy, rất phù hợp với các bạn game thủ thích sự đồng bộ. 

Với khu vực này, Alienware m15 R6 vẫn được nhà sản xuất giữ nguyên về cách sắp xếp, cấu tạo,... so với thế hệ trước.

Tương tự với Alienware m15 R5, Alienware m15 R6 cũng sẽ có thêm một phiên bản được trang bị phím cơ low-profile CherryMX chất lượng cao. Trên trang chủ của Dell thì chúng ta sẽ phải bỏ thêm khoảng 150 USD, còn về hàng chính hãng thì hiện tại chưa có quá nhiều thông tin. Tuy vậy, tất cả đều sẽ được ThinkPro cố gắng cung cấp cho các bạn sớm nhất. 

Với việc phần phím của m15 R5 nhìn chung đã có chất lượng tốt, việc hãng quyết định sử dụng tiếp nó trên m15 R6 cũng là chuyện dễ hiểu. Có điều với người viết thì vẫn còn một vài điểm mà đáng ra đã có thể tốt hơn nữa. Chẳng hạn, Dell có thể tìm cách đưa cụm phím này lên cao hơn một chút, có thể là thay đổi thiết kế của cả dải khe hút gió cũng được để việc đặt tay gõ được thuận tiện hơn.

Chưa kể làm vậy thì chiếu nghỉ của máy cũng được to ra, và phần touchpad thì cũng có thể lớn hơn về chiều dọc. Nhân nói đến touchpad của thì mình rất hài lòng với chất lượng: Chắc chắn với mọi thao tác, chính xác trong từng cử chỉ nhờ driver Windows Precision và mượt mà nhờ lớp kính phủ bên trên. 

Chưa kể làm vậy thì chiếu nghỉ của máy cũng được to ra, và phần touchpad thì cũng có thể lớn hơn về chiều dọc.

Hiệu năng Alienware M15 R6 - Mạnh mẽ và "ấm áp"

Về hiệu năng thì kể từ thế hệ m15 R5, người viết có thể nói là đã an tâm thực sự khi trên tay các sản phẩm Alienware. Lý do vì sao thì sẽ được nói đến ở nửa sau bài viết. Phiên bản m15 R6 mà người viết trên tay hôm nay sẽ sở hữu cấu hình vẫn khá “cơ bản” ở phân khúc cao cấp với CPU Intel Core i7-11800H 8 nhân 16 luồng, card đồ hoạ NVIDIA RTX 3060 6GB GDDR6, 16GB RAM DDR4-3200MHz1TB SSD NVMe phục vụ lưu trữ; nhưng với những gì mà Dell vẫn làm với các sản phẩm gaming của mình thì chúng ta vẫn có thể yên tâm về những gì mà chúng đem lại. 

Với những gì mà Dell vẫn làm với các sản phẩm gaming của mình thì chúng ta vẫn có thể yên tâm về những gì mà chúng đem lại. 

Chẳng hạn như với CPU i7-11800H, việc nó có thể tiêu thụ được xấp xỉ hoặc hơn 100W điện trong quá trình chạy nặng là điều không khó để thấy. Nếu là trên desktop thì điều này là rất bình thường, nhưng với một hệ thống nhỏ gọn hơn nhiều như laptop thì đây lại là điểm đáng chú ý. Về xung nhịp thì 4.0 - 4.2GHz không phải con số quá cao, nhưng bù lại thì chúng luôn được duy trì cực kỳ ổn định - một điểm cộng lớn nếu công việc bạn đang làm có tính chất kéo dài, liên tục như render video, chơi game FPS, v.v.

Khả năng đa nhiệm cũng là một điểm mạnh của tuỳ chọn m15 R6, khi tuỳ vào từng phiên bản thì chúng ta đều có lượng RAM tương đổi ổn (8GB, 16GB, v.v.) và đặc biệt là khả năng nâng cấp - điều mới chỉ có trên Alienware kể từ thế hệ trước mà thôi. Đây cũng là lý do khiến người viết yên tâm về những gì “Người ngoài hành tinh” có thể làm được, không như trước kia (từ m15 R4 trở xuống) là RAM máy sẽ hàn chết, không thể nâng cấp cho nhu cầu mở rộng về sau. 

Về card đồ hoạ thì cuối năm 2021 rồi, những bài đánh giá có mặt NVIDIA RTX 3060 6GB GDDR6 thì cũng đã rất nhiều. Và trong tất cả những mẫu card thuộc line-up RTX 3000 Mobile thì đây cũng là một trong những tuỳ chọn được yêu thích nhất nhờ có giá thành trên hiệu năng là tuyệt vời. Không chỉ sở hữu VRAM “khủng” với 6GB để tải được các texture nặng, RTX 3060 trên Alienware m15 R6 còn được thiết lập để hoat động với mức điện lên tới 125W. Đây là mức độ tương đương với các sản phẩm High-end cùng cấu hình rồi, và dưới đây sẽ là một vài ví dụ về những gì mà mẫu card đồ hoạ này có thể làm được: 

Test bằng 3DMark (Time Spy, Fire Strike, Port Royal)

Trải nghiệm game Esports (High Settings, 1080p)

Trải nghiệm Shadow of the Tomb Raider (High Settings, 1080p)

Trải nghiệm Shadow of the Tomb Raider (High Settings, 1080p)

Trải nghiệm Horizon Zero Dawn (Ultimate Quality, 1080p, FidelityFX CAS On)

Trải nghiệm Horizon Zero Dawn (Ultimate Quality, 1080p, FidelityFX CAS On)

Trải nghiệm Cyberpunk 2077 (Ray Tracing: Medium, DLSS 2.0 Off, 1080p)

Nãy giờ người viết có vẻ khen khá nhiều về sức mạnh của Alienware m15 R6 rồi, vậy nên dưới đây sẽ là điều mà chúng ta nên cân nhắc khi sở hữu chiếc laptop Dell này. Đánh đổi cho việc luôn chạy nhiều điện và cực kỳ ổn định sẽ là việc máy luôn trong tình trạng nhiệt độ cao, thậm chí một số trường hợp còn có thể chạm ngưỡng ba chữ số.

Điểm đáng mừng là hệ thống tản nhiệt Alienware CyroTech về cơ bản đã làm khá tốt, thể hiện ở việc người viết có thử hai chế độ là Balanced và Full Speed thì mức nhiệt cũng có chênh đáng kể (9x độ C xuống còn 85 - 88 độ C cho CPU, GPU cũng ở mức 80 - 83 độ C). Tuy vậy thì đây vẫn là những con số không gọi là thấp được.

Nhưng có lẽ cũng vì “năng suất quá” nên trong quá trình hoạt động, nhiệt từ hệ thống tản sẽ phả rất nhiều lên vỏ máy và khiến cho toàn bộ khung phím nóng lên trông thấy. Tình trạng này có thể cảm nhận rõ khi chúng ta chơi các tựa game đồ hoạ nặng trong khoảng thời gian từ 30 - 45 phút liên tục, có thể sớm hơn thế nếu đang sử dụng chế độ quạt mạnh nhất. 

Cổng kết nối Alienware M15 R6 - Đầy đủ, bố trí hợp lý

Về cổng kết nối thì vẫn như thường lệ, Dell cố gắng đưa các cổng cắm cần nhiều dây như Thunderbolt 4, 1 cổng USB-A 3.2 Gen1, HDMI 2.1 cổng nguồn ra phía sau đuôi máy. Còn lại ở hai bên hông thì chúng ta sẽ có 2 cổng USB-A 3.2 Gen1 ở bên phải, còn bên trái sẽ là cổng LAN RJ45 cùng jack tai nghe 3.5mm combo. 

Thời lượng pin Alienware M15 R6 - Chấp nhận được với một phần cứng khủng

Là một chiếc laptop gaming hạng nặng, Alienware m15 R6 không được người viết quá kỳ vọng vào thời lượng sử dụng khi không kèm sạc. Với viên pin 86Wh thì khi sử dụng với các tác vụ văn phòng, chế độ tiết kiệm pin cùng độ sáng 50%, máy cũng trụ được vào khoảng 3h - 3.5h on-screen, có thể xem là mức chấp nhận được với một sản phẩm hoạt động với phần cứng khủng. 

Là một chiếc laptop gaming hạng nặng, Alienware m15 R6 không được người viết quá kỳ vọng vào thời lượng sử dụng khi không kèm sạc.

Tạm kết

Và đó là tất cả những gì mà ThinkPro có thể chia sẻ về Dell Alienware m15 R6 - đại diện mới nhất trong series Alienware m15 nổi tiếng với thiết kế đặc trưng và hiệu năng cực kỳ ổn định. Tuy vậy không thể phủ nhận rằng, có một số thay đổi nhỏ mà Dell hoàn toàn có thể cân nhắc để khiến m15 R6 trở nên tuyệt vời hơn nữa. Và nếu cỗ máy hiện tại của chúng ta vẫn chưa thể có được chúng, hi vọng những sản phẩm sau sẽ có thể làm được như vậy. 

Hi vọng những thông tin trong bài viết sẽ có ích cho bạn đọc trong quá trình lựa chọn sản phẩm. Và nếu có nhu cầu mua Laptop Gaming Dell Alienware M15 R6 với mức giá tốt cùng hậu mãi lâu dài, đừng ngần ngại tới các chi nhanh Dạo Bước Công Nghệ của ThinkPro trên toàn quốc.

Ngoài ra, bạn có thể ghé trải nghiệm thêm các mẫu laptop gaming xịn sò với đa dạng phân khúc để lựa chọn như: Acer Nitro 5 Tiger, Acer Predator Helios 16, Acer Predator Helios Neo 16, Dell G16 Gaming 7620, Lenovo Legion Slim 7 2023, Legion 5 16IRX9 83DG004YVN,... tại các chuỗi hệ thống cửa hàng ThinkPro trên toàn quốc nhé!

Xem thêm: