logo

Đánh giá chi tiết Surface Pro 8: Mọi thay đổi đều tích cực, trừ giá bán!

Nguyễn Công Minh 11:41, 12/08/2024

Với bất kỳ loại hình thiết bị công nghệ nào, thật khó để có thể làm ngơ với việc thế hệ sau có giá bán tăng mạnh so với thế hệ trước. Và đó cũng là câu chuyện diễn ra với những người yêu mến Surface Pro, khi phiên bản mới nhất là Pro 8 có giá niêm yết gần như gấp đôi so với Pro 7 đi trước (1.099 USD so với 599 USD, đều là với cấu hình thấp nhất). Liệu thế hệ máy này có gì mà lại đắt đỏ như vậy? Và chúng có đáng để chúng ta bỏ ra tận vài trăm USD để “lên đời”? Đó là những câu hỏi đã xuất hiện rất nhiều cho tới khi chiếc máy được phân phối rộng rãi.

Và với trải nghiệm có được với Surface Pro 8, người viết không thể phủ nhận những thay đổi nó có được đều là rất thiết thực. Nhưng cũng có một sự thật rằng, Pro 8 rất đắt, và để biết liệu có đáng để chi tiền ra mua không thì hãy cùng đi vào bài đánh giá Surface Pro 8 ngay nhé!

Thiết kế - Chỉnh sửa nhỏ đem lại giá trị lớn

Vẫn mang hình dạng của một chiếc tablet đi kèm chân nâng mở rộng như thường lệ; nhưng chiếc laptop Microsoft này đã được bo cong nhiều hơn ở các góc để tăng thêm sự mềm mại, tinh tế. Đây cũng là lần đầu tiên mà bộ vỏ này được chỉnh sửa kể từ thế hệ Surface Pro 3 (2014); nghe có vẻ rất muộn rồi nhưng thôi, có vẫn hơn không. Khách quan mà nói, thay đổi này cũng không hẳn là mới, khi nó dường như đã xuất hiện trên một sản phẩm cũ hơn là Surface Pro X. Nhưng ít nhất điều này cho thấy, Microsoft đã chú trọng hơn về mặt thẩm mỹ cho dòng máy, thay vì mãi chỉ muốn thu hút người dùng bằng concept sử dụng lai tablet - laptop độc đáo.

Surface Pro 8 đã được Microsoft bo cong nhiều hơn ở các góc để tăng thêm sự mềm mại, tinh tế.

Với người viết mà nói, đây là điều sớm muộn công ty nước Mỹ cũng phải làm. Dù sao thì những năm gần đây, thiết kế 2-trong-1 đầy tính biểu tượng kể trên cũng đang được nhiều dòng máy học hỏi. ASUS VivoBook Slate, Samsung Galaxy Tab S8 Ultra, ASUS ROG Flow Z13... chỉ là một phần nhỏ trong số đó, và nếu chúng còn mạnh hơn dòng Surface Pro về thẩm mỹ lẫn giá thành - sẽ được đề cập sau - thì liệu dòng máy có còn đủ hấp dẫn?

Nhưng đó có lẽ vẫn sẽ chưa phải điểm hấp dẫn nhất, so với việc giờ đây chúng ta đã có phần viền bezel mỏng đi nhiều so với Surface Pro 7. Điều này sẽ giúp Surface Pro 8 vẫn giữ nguyên kích thước vật lý so với Pro 7, nhưng lại có được không gian hiển thị mở rộng (13-inch so với 12.3-inch). Nhưng đổi lại, máy sẽ nặng hơn trước một chút (891g so với 775g), và với những bạn đề cao trải nghiệm di động thì đây sẽ là một điểm trừ - dù sao chúng ta vẫn đang chưa tính gắn thêm bàn phím Surface Pro Type Cover.

Chúng ta đã có phần viền bezel mỏng đi nhiều so với Surface Pro 7

Về độ hoàn thiện, Surface Pro 8vẫn cứng cáp ở mọi vị trí cả khi cầm nắm lẫn đặt trên bàn. Việc được làm bo tròn giúp cho cảm giác cấn giảm bớt, còn viền các bên có mỏng đi nhưng vẫn đủ chỗ để người dùng tựa tay khi cầm. Phần nam châm cạnh dưới giúp việc gắn máy với Surface Cover dễ dàng hơn, và khi dùng máy trên mặt bàn kim loại thì nó còn hút xuống luôn. Nếu bạn sợ đang cắm sạc mà có ai đi qua đá vào dây, lôi máy xuống theo thì đúng vậy, điều này sẽ khó xảy ra hơn với Pro 8.

Phần nam châm cạnh dưới giúp việc gắn máy với Surface Cover dễ dàng hơn, và khi dùng máy trên mặt bàn kim loại thì nó còn hút xuống luôn

Và tất nhiên rồi, nói đến Surface Pro thì không thể bỏ qua phần chân nâng - linh hồn cho trải nghiệm đa dụng của sản phẩm. Như mọi khi, khớp mở vẫn rất cứng cáp và đầm, và chúng ta có thể mở được góc rất rộng để dùng đọc báo, xem video và đặc biệt hiệu quả khi vẽ bằng Slim Pen.

Và tất nhiên rồi, nói đến Surface Pro thì không thể bỏ qua phần chân nâng - linh hồn cho trải nghiệm đa dụng của sản phẩm.

Cổng kết nối - Tạm biệt USB-A!

Về cổng kết nối, một điểm đáng chú ý trên Surface Pro 8 là việc các cổng USB-A đã hoàn toàn biến mất, chỉ còn lại 2 cổng Thunderbolt 4, jack tai nghe 3.5mm combo và cổng sạc Surface Connect đặc trưng. Số lượng và hệ thống cổng như trên cũng là thường thấy trên ultrabook hiện thời, và việc có thêm USB-C cũng sẽ giúp người dùng tiện lợi hơn trong việc truyền dữ liệu và đặc biệt là sạc máy - không phải phụ thuộc vào đầu sạc Surface Connect tương đối “dị”.

Về cổng kết nối, một điểm đáng chú ý trên Surface Pro 8 là việc các cổng USB-A đã hoàn toàn biến mất

Màn hình - Rộng hơn, mượt hơn, đáng giá hơn

Về màn hình thì như đã nói, người dùng sẽ có được trên Surface Pro 8 không gian hiển thị rộng hơn - dù máy vẫn giữ nguyên kích thước vật lý so với Pro 7. Kết hợp với độ phân giải cao 2880 x 1920px cùng tần số quét 120Hz - chưa từng có trên dòng máy trước đây, chúng ta sẽ có được trên sản phẩm trải nghiệm nhìn chung là hợp thời. Nói vậy vì trong thời buổi làm việc trực tuyến, chúng ta ngồi trước máy tính sẽ cần phải đọc tài liệu, xem video,.. rất nhiều. Và việc có được một chiếc màn hình phân giải cao sẽ giúp bạn nhìn được mọi thứ rõ hơn, mịn hơn.

Việc có được một chiếc màn hình phân giải cao sẽ giúp bạn nhìn được mọi thứ rõ hơn, mịn hơn

Với tần số quét cao 120Hz thì chắc hẳn nhiều bạn cũng đã rõ về lợi ích của nó; từng chuyển động từ rê chuột, đóng mở tab, cuộn trang,... hiện ra đều cực kỳ mướt mắt, hơn nhiều so với màn 60Hz phổ biến. Vừa no mắt, sắc nét lại mượt mà trên từng chuyển động; đây là điều người viết thấy rất nhiều sản phẩm cả tablet lẫn laptop đang hướng tới. Và sự nâng cấp này của Microsoft hứa hẹn sẽ giúp nó đi trước và cạnh tranh dễ dàng hơn - ít nhất là về khía cạnh hiển thị.

Khi được đo thông số màu sắc, màn hình của Surface Pro 8 cho ra kết quả ấn tượng. Với độ phủ màu 98% sRGB, 73% AdobeRGB, 73% DCI-P3 và độ sai lệch màu chỉ 1.06; chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện đủ các tác vụ từ lướt web, xem video thường ngày đến chỉnh ảnh, thiết kế mà không phải lo nhiều về độ chuẩn xác màu sắc.

Độ phủ màu của màn hình Surface Pro 8

Về măt tính năng, Microsoft cũng đem đến cho Surface Pro 8 những gì tốt nhất với Dolby Vision và công nghệ Tương thích Màu sắc (Adaptive Color) - cho phép màu hiển thị được điều chỉnh tùy vào từng tác vụ đang dùng. Nhưng khi trải nghiệm thực tế, ít nhất khi xem phim, đọc báo hàng ngày, thì đáng tiếc người viết lại chưa thấy được quá nhiều công dụng của chúng.

Phụ kiện đi kèm - Tốt hơn, hay hơn, nhưng… vẫn phải mua rời

Trên thực tế, Surface Pro 8 sẽ có thể dùng chung bàn phím Surface Cover với phiên bản Pro X, cùng sử dụng hai chấu nam châm để hút vào. Kết nối giữa thiết bị này và thân máy là rất chắc chắn, và thú vị là chúng ta sẽ có thể đẩy nhẹ nó lên để tạo một góc nghiêng, cho ra cảm giác sử dụng dễ chịu mà cũng che bớt luôn viền dưới màn hình. Ấn tượng đầu tiên của người viết khi gõ trên bàn phím này sẽ là sự cứng cáp của phần khung - có thể là nhờ chất liệu sợi carbon mới. Ngoài ra, keycap ở đây cũng cho ra độ nảy và tiếng click rất thỏa mãn.

Chấu kết nối của bàn phím Surface Cover dành cho Pro 8

Touchpad của máy có kích thước tạm đủ dùng, nhận diện thao tác chính xác với driver Windows Precision, nhưng giá như nó được làm với mặt nhựa trơn hơn và cho ra tiếng bớt ồn khi ấn xuống là ổn. Ngoài ra, với Surface Pro 8 thì chúng ta còn dùng được cả Slim Pen 2 mới - nay đã có thể sạc ngược thay vì dùng pin AAAA như trước. Và khi dùng trên Pro 8, nó sẽ còn cung cấp thêm khả năng phản hồi xúc giác khi viết, vẽ.

Touchpad của máy có kích thước tạm đủ dùng, nhận diện thao tác chính xác với driver Windows Precision

Điểm trừ thì vẫn như thường lệ, người dùng vẫn sẽ phải mua riêng. Nhưng nếu lấy Surface Pro 8 tại ThinkPro thì khách hàng sẽ được tặng cả hai luôn, rất hấp dẫn phải không nào?

Hiệu năng - Mượt mà, nhanh chóng, nhưng… 128GB bộ nhớ?

Với phiên bản Surface Pro 8 mà người viết đang trên tay, chúng ta sẽ có được cấu hình sử dụng con chip Intel Core i5-1135G7 4 nhân 8 luồng thế hệ 11, 8GB RAM LPDDR4x 4266MHz, 128GB SSD NVMe cùng card đồ họa Intel Iris Xe Graphics. Mặc dù vẫn chỉ là tùy chọn thấp nhất, nhưng người viết vẫn có được trải nghiệm rất tốt với đa phần các tác vụ thường ngày so với những chiếc laptop văn phòng thông thường khác. Thử cùng lúc dùng Word để soạn bài viết này, mở Chrome 7-10 tab tìm kiếm thông tin, Spotify để nghe nhạc và làm ảnh bằng Photoshop; máy vẫn hoạt động trơn tru và quạt gần như không gây ồn. Đo đạc hiệu năng văn phòng tổng thể của Surface Pro 8 với PCMark10, người viết có được 4316 điểm - ở mức khá so với các sản phẩm cùng tầm.

Điểm PCMark10 đo trên Surface Pro 8

Với các bạn tìm đến Surface Pro, có lẽ cũng chẳng ai sẽ quá là đặt nặng vấn đề giải trí với game. Nhưng người viết cũng thử test và rút ra rằng, nếu cần thì máy vẫn có thể đáp ứng cơ bản. Với các game Esports, cũng là thể loại ổn nhất cho Surface Pro 8, máy cho ra mức khung hình tầm 80 - 90 FPS tùy game (LMHT, VALORANT, v.v.). Có điều lúc này quạt sẽ bắt đầu kêu, lưng nóng lên khá nhanh, và để hạn chế tối đa tình trạng trồi sụt khung hình thì các bạn nên chỉnh mức đồ họa về thấp nhất và giảm độ phân giải (thường các game sẽ tự nhận 2K+ mặc định) - nhưng nhìn chung thì vẫn nên hạn chế.

Thiết lập đồ họa trên VALORANT, tránh để độ phân giải mặc định là 2K+

Dung lượng bộ nhớ có lẽ sẽ là vấn đề lớn nhất với cấu hình Surface Pro 8, khi nó có tốc độ và dung lượng rất thấp so với mức giá 31.990.000đ. Với chỉ 128GB dung lượng cùng thông số 2.0 GB/s đọc và 800MB/s ghi, ổ cứng KIOXIA của máy sẽ khiến người dùng sẽ cân đo đong đếm rất nhiều nếu có nhu cầu lưu trữ hơn mức cơ bản một chút (Lưu footage, ảnh RAW, game Esports, v.v.). Surface Pro 8 thực tế cũng những phiên bản với bộ nhớ mặc định rộng hơn (tối đa 2TB), nhưng để mua được chúng thì số tiền phải bỏ thêm cũng là không hề nhỏ.

Surface Pro 8 sử dụng SSD mặc định KIOXIA từ Toshiba, dung lượng chỉ 128GB trên tùy chọn cấu hình thấp nhất

Mặc dù điểm yếu này trên Surface Pro 8 có thể khắc phục bằng cách nâng cấp - nay đã dễ dàng với khe M.2 nằm ngoài vỏ máy, nhưng dù sao nó vẫn khiến người dùng phải chi thêm tiền. Nhưng nếu mua máy tại ThinkPro ngay lúc này thì điều đó là không cần thiết, khi ở đây bạn sẽ được miễn phí nâng cấp bộ nhớ từ 128GB lên 256GB, rộng rãi hơn rất nhiều.

Khe lắp SSD của Surface Pro 8, tháo nắp ngoài ra là tiếp cận được.

Dưới đây sẽ là một vài số liệu khác mà người viết thu thập được từ Surface Pro 8. Bạn đọc có thể lấy để tham khảo nếu cần.

Điểm Cinebench R23 đo trên Surface Pro 8

Âm thanh - Tạm ổn, đủ dùng

Với Surface Pro 8, chúng ta sẽ có hệ thống hai loa nằm cả ở viền trên máy. m thanh cho ra không có gì quá nổi bật với mid khá mỏng, bass vừa, phù hợp để xem YouTube hay Netflix để giải trí thông thường. Mức âm lượng tốt nhất dành cho loa máy sẽ rơi vào khoảng 50 - 60%, vì cao hơn thì các dải sẽ có hiện tượng lẫn vào nhau và âm bắt đầu vỡ.

Thời lượng pin - Không như kỳ vọng, nhưng chấp nhận được

Với Surface Pro 8, người dùng sẽ có được viên pin dung lượng 51.5Wh với thời lượng lý thuyết lên tới 16h. Nhưng trong quá trình sử dụng thực tế với các tác vụ như soạn thảo văn bản, nghe nhạc với Spotify, lướt web Chrome và sử dụng thêm Lightroom Classic ở độ sáng 60%; con số này với người viết sẽ giảm xuống phân nửa - cụ thể là vào khoảng 6 - 6.5h.

Surface Pro 8 cho ra khoảng 6 - 6.5h thời lượng sử dụng thực tế

Kết luận

Nhìn chung, đó là những trải nghiệm của ThinkPro với Surface Pro 8 - sản phẩm tablet lai mới nhất của Microsoft. Nhìn chung, chúng ta đã có trên máy nhiều cải tiến cần có với một sản phẩm của năm 2022, nhưng mức giá lại là rào cản không dễ vượt qua để người dùng có thể tiếp cận: Mua thêm phụ kiện, nâng cấp bộ nhớ, v.v. Nhưng nếu mua hàng tại ThinkPro, ít nhất là ở thời điểm bài viết được xuất bản, bạn sẽ được tặng thêm bàn phím Surface Cover cũng như có 256GB bộ nhớ nâng cấp miễn phí - tính ra cũng là giải quyết gần trọn vấn đề kể trên rồi.

Và nếu nhiêu đó thông tin thực sự khiến bạn hứng thú với Surface Pro 8, đừng ngần ngại nhấn vào đường link phía dưới đặt hàng ngay và hưởng nhiều ưu đãi nhé.

Ngoài ra, ThinkPro cũng đang kinh doanh các dòng sản phẩm Ultrabook mỏng nhẹ, sang trọng với nhiều ưu đãi hấp dẫn như: ASUS Zenbook 14X OLED Q410VA, Surface Pro 9, Surface Pro X SQ2, Dell XPS 9320, MacBook Air 2022 M2,...

Liên hệ đặt hàng trực tiếp Microsoft Surface Pro 8 tại trang sản phẩm trên Website, Hotline 1900.63.3579 hoặc Fanpage ThinkPro - Hệ thống Máy tính và Phụ kiện, Telegram Pro CommunityZalo ThinkPro để được tư vấn miễn phí. Quý khách cũng có thể ghé thăm các Showroom Dạo Bước Công Nghệ của ThinkPro trên toàn quốc để trải nghiệm sản phẩm trực tiếp.

Xem thêm:

---------------------------

ThinkPro là hệ thống bán lẻ máy tính và phụ kiện uy tín tại Việt Nam với chuỗi cửa hàng trải nghiệm độc đáo và đội ngũ tư vấn chuyên sâu, hình thức thanh toán đa dạng và bảo hành uy tín, tin cậy giúp khách hàng tự tin lựa chọn các sản phẩm công nghệ phù hợp nhất.