logo

Liệu kính thực tế ảo có gây hại đến mắt không? Lưu ý khi mang

Phạm Quốc Toàn 13:38, 31/10/2023
Kính thực tế ảo VR có tác hại đến mắt không?

I. Kính thực tế ảo VR có tác hại đến mắt không?

1. Kính thực tế ảo VR là gì?

Kính thực tế ảo VR hay còn gọi là kính thực tại ảo. Loại kính này sử dụng công nghệ thực tế ảo VR để tái tạo, mô phỏng một không gian ảo xung quanh người dùng và hỗ trợ họ tương tác với không gian này thông qua các phụ kiện hỗ trợ.

Kính thực tế ảo VR là gì?

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ hiện đại tương ứng với sự lớn mạnh của khoa học máy tính, không gian ảo giờ đây đã ngang càng chân thật, phá vỡ thường thức thông thường. Thậm chí, hiện nay các mẫu kính thực tế ảo mới như Meta Quest 3 hay Pico 4 còn có thể hoạt động độc lập không phụ thuộc vào bất cứ thiết bị nào.

2. Tác hại của kính thực tế ảo VR đến mắt

Dù công nghệ có hiện đại cỡ nào, vẫn sẽ có một số rủi ro ta khó có thể phòng tránh được. Sau đây là một số mối nguy hại đến mắt mà kính thực tế ảo VR mà mình tìm hiểu được.

Mỏi hoặc căng mắt

Mỏi hoặc căng mắt chính là vấn đề mà người dùng phàn nàn nhiều nhất trong quá trình sử dụng kính thực tế ảo. Bởi lẽ khi sử dụng VR, bộ não của người dùng sẽ buộc phải xử lý hình ảnh nhận vào không được tự nhiên. Điều này có thể gây mỏi mắt và căng mắt do cơ mắt phải hoạt động quá mức.

Mỏi hoặc căng mắt

Mỏi mắt không phải là một triệu chứng quá nghiệm trọng. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cho thấy mắt và não bộ của bạn cần được nghỉ ngơi. Những lúc gặp những triệu chứng này, mình khuyên bạn nên chủ động ngưng sử dụng và nhắm mắt để nghỉ ngơi.

Đau đầu, chóng mặt

Sự cân bằng của cơ thể luôn được kiểm soát bởi hệ thống tiền đình. Khi sử dụng kính thực tế ảo, tín hiệu được gửi từ mắt chỉ ra bạn đang di chuyển trong khi cơ thể vẫn đứng yên gây hỗn loạn cho não bộ tương tự như say xe. Từ đó, các triệu chứng đau đầu, chóng mặt xuất hiện gây khó chịu cho người dùng.

Đau đầu, chóng mặt

Tổn thương đến khả năng nhận thức của trẻ em

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động đến từ bên ngoài môi trường. Khi sử dụng kính thực tế ảo trong thời gian dài, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện từ cũng như ánh sáng xanh trực tiếp chiếu thẳng vào mắt làm tổn thương tế bào thần kinh.

Tổn thương đến khả năng nhận thức của trẻ em

Co giật cơ mắt

Hình ảnh cũng như ánh sáng được hiển thị bởi kính VR được phát rất nhanh và liên tục. Khi sử dụng lâu, cơ mắt sẽ bị ép phải điều chỉnh liên tục để theo kịp tốc độ hình ảnh gây ra tình trạng hoạt động quá mức.

3. Biện pháp bảo vệ và phòng tránh tác hại của kính VR đến mắt

Sử dụng điều độ, chia ca nghỉ

Để hạn chế các triệu chứng gây hại đến mắt, bạn nên sử dụng kính VR một cách điều độ. Hãy điều chỉnh ánh sáng phù hợp và cứ sau mỗi một giờ sử dụng, hãy ngừng lại và để mắt nghỉ từ 5 - 10 phút. Ngoài ra, nên nhìn về phía xa hoặc tiến hành đi dạo một đoạn ngắn.

Đảm bảo không gian an toàn

Hãy cố gắng tạo một không gian trống, cất hết những vật dụng nguy hiểm xung quanh. Từ đó sẽ hạn chế khả năng va vấp vào những vật dụng xung quanh khi sử dụng.

Đảm bảo không gian sử dụng an toàn

Hạn chế sử dụng VR cho trẻ em

Bởi lẽ trẻ em rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh của chúng. Do đó, tốt nhất nên hạn chế chúng sử dụng kính thực tế ảo. Mỗi ngày, nhiều nhất chỉ nên sử dụng khoảng 1 cho đến 1.5 tiếng.

Tuân theo hướng dẫn của NSX

Hãy tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về quá trình điều chỉnh kích cỡ kính, khoảng cách giữa mắt và kính.

Dù sử dụng kính thực tế ảo có thể gây ra một số tác hạt nhất định cho mắt, tuy nhiên vẫn không thể nào phủ nhận được sự tiện lợi, tiềm năng cũng như tầm quan trọng mà nó mang lại cho con người. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân một cách tốt nhất, hãy tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng thiết bị và chia sẻ cho mọi người xung quanh cùng biết bạn nhé.

Xem thêm: