Thương hiệu
Có khuyến mại
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Thương hiệu
Có khuyến mại
Màu sắc
Tin tức

Nvidia DLSS là gì? Công dụng, lợi ích và cách bật DLSS

Bên cạnh Ray Tracing, DLSS cũng là một tính năng cực kỳ hữu ích trên các dòng card đồ họa Nvidia dành cho anh em game thủ. Vậy bạn đã hiểu rõ về công nghệ DLSS hay chưa? Nó mang lại lợi ích gì cho người dùng? Làm cách nào để bật tính năng DLSS? Cùng theo dõi bài viết bên dưới của mình nhé!

1. Tổng quan về DLSS

1.1. DLSS là gì?

DLSS - Deep Learning Supersampling là công nghệ kết xuất đồ họa (render) được hỗ trợ bởi bộ xử lý AI trên nhân Tensor chuyên dụng dành cho các dòng Card đồ họa Nvidia GeForce RTX. Công nghệ này hỗ trợ xử lý và cải thiện chất lượng hình ảnh cho các tựa game, ứng dụng đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa cao mà không cần phải nâng cấp phần cứng.

DLSS - Deep Learning Supersampling là công nghệ kết xuất đồ họa

DLSS - Deep Learning Supersampling là công nghệ kết xuất đồ họa

Cụ thể, DLSS hoạt động bằng cách sử dụng một mô hình học sâu (Deep Learning) để phân tích và tổng hợp các hình ảnh được tạo ra bởi GPU.

Thay vì render hình ảnh với độ phân giải cao, DLSS sử dụng và tổng hợp thông tin từ các hình ảnh có độ phân giải thấp để tạo ra các hình ảnh có độ phân giải cao hơn. Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu suất của GPU và giảm bớt áp lực cho phần cứng mà vẫn giữ lại mọi chi tiết cũng như chất lượng hình ảnh.

Deep Learning

Deep Learning

Công nghệ DLSS thường được sử dụng trong các tựa game và ứng dụng đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa cao, yêu cầu chất lượng hình ảnh phải đủ tốt cũng như các trò chơi yêu cầu đồ họa 3D phức tạp hay thực tế ảo (VR).

1.2. Ý nghĩa tên gọi

DLSS- Deep Learning Supersampling là sự kết hợp giữa:

  • Deep Learning (học sâu): là quá trình không ngừng tích lũy, học hỏi và phân tích dữ liệu của trí tuệ nhân tạo AI nhằm cải thiện chính nó thông qua các thuật toán. Nhờ đó, khả năng xử lý đồ họa của thiết bị càng ngày càng được cải thiện.

  • Supersampling (SSAA): là kỹ thuật khử răng cưa bằng cách tính toán giá trị màu sắc tại nhiều điểm mẫu hơn so với số lượng pixel trên màn hình. Nhờ đó, các hình ảnh được xử lý sẽ trở nên trơn tru, mịn màng hơn.

DLSS là sự kết hợp giữa Deep Learning và Supersamplin

DLSS là sự kết hợp giữa Deep Learning và Supersamplin

1.3. Những lợi ích của DLSS đối với game thủ

Công nghệ DLSS mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho game thủ, đặc biệt là những người sở hữu card đồ họa Nvidia GeForce RTX. Có thể kể đến các lợi ích chính sau:

  • Tăng hiệu suất, tốc độ khung hình (FPS): Đây là lợi ích rõ ràng nhất của DLSS. Bằng cách render game ở độ phân giải thấp hơn sau đó dùng AI để nâng cấp lên độ phân giải cao, DLSS giúp giảm tải đáng kể cho GPU, từ đó tăng FPS, mang lại trải nghiệm game mượt mà hơn, đặc biệt ở các tựa game nặng, yêu cầu đồ họa cao.

  • Cải thiện chất lượng hình ảnh: Không chỉ tăng FPS, DLSS còn nâng cao chất lượng hình ảnh. Nhờ công nghệ Deep Learning, hình ảnh sau khi được DLSS xử lý có độ sắc nét, chi tiết cao, thậm chí trong một số trường hợp còn tốt hơn so với render ở độ phân giải gốc. Các phiên bản DLSS mới như 2.0, 3.0 và 3.5 còn giảm hiện tượng răng cưa, bóng mờ, đem lại khung hình chân thực hơn.

  • Giảm gánh nặng cho CPU: Với tính năng Frame Generation trên DLSS 3.0, AI sẽ đảm nhiệm việc tạo thêm khung hình, giảm bớt khối lượng công việc cho CPU, tránh tình trạng nghẽn cổ chai. Điều này cho phép game thủ tận dụng tối đa sức mạnh GPU ngay cả khi sở hữu CPU tầm trung.

  • Tối ưu hóa trải nghiệm trên các màn hình tần số quét cao: Với việc tăng đáng kể FPS, DLSS giúp game thủ tận hưởng trọn vẹn lợi ích của màn hình có tần số quét cao, mang lại trải nghiệm hình ảnh mượt mà, giảm thiểu hiện tượng xé hình.

  • Tiết kiệm điện năng, giảm nhiệt độ: Khi GPU hoạt động ở mức tải thấp hơn, lượng điện năng tiêu thụ và nhiệt độ tỏa ra cũng sẽ giảm, góp phần kéo dài tuổi thọ card đồ họa.

  • Trải nghiệm Ray Tracing mượt mà hơn: Với công nghệ tái cấu trúc tia (Ray Reconstruction) trên DLSS 3.5 giúp tái tạo hình ảnh phản chiếu, đổ bóng chân thực và nâng cao chất lượng đồ họa tổng thể khi bật Ray Tracing, tốn ít tài nguyên để xử lý hơn.

Cải thiện chất lượng hình ảnh

Cải thiện chất lượng hình ảnh

2. Nguyên lý hoạt động của DLSS

DLSS được tạo ra để cải thiện chất lượng hình ảnh trong trò chơi bằng cách sử dụng học sâu (Deep Learning) để kết hợp xử lý thông tin từ khung hình kết xuất cuối cùng và bộ đệm trung gian được lấy từ hệ thống hiển thị của trò chơi. Cụ thể nguyên lý hoạt động của DLSS bao gồm các bước sau:

  • Huấn luyện mô hình Deep Learning: NVIDIA huấn luyện mạng lưới nơ-ron sâu (Deep Neural Network) dựa trên kho dữ liệu được tích lũy từ các trò chơi video và hình ảnh chất lượng cao. Bước này sẽ là nền tảng cho các quy trình xử lý về sau.

  • Tính toán các dự đoán chi tiết: Khi một trò chơi sử dụng DLSS, GPU sẽ tiến hành tính toán một hình ảnh đầu ra ở độ phân giải thấp hơn so với hình ảnh trên màn hình thực tế. Sau đó, mô hình DLSS sẽ được sử dụng để dự đoán các chi tiết bị mất, tạo ra một bản sao hình ảnh độ phân giải cao hơn.

  • Kết hợp và tinh chỉnh: Hình ảnh được tạo ra từ mô hình DLSS sau đó được kết hợp với hình ảnh gốc và tinh chỉnh để tạo ra một hình ảnh cuối cùng với độ phân giải cao cũng như có chất lượng tốt hơn.

DLSS được tạo ra để cải thiện chất lượng hình ảnh trong trò chơi bằng cách sử dụng học sâu

DLSS được tạo ra để cải thiện chất lượng hình ảnh trong trò chơi bằng cách sử dụng học sâu

3. Các phiên bản DLSS

4 phiên bản công nghệ DLSS

4 phiên bản công nghệ DLSS

Tính đến thời điểm hiện tại, tháng 02/2024, Nvidia đã cho ra mắt 4 phiên bản DLSS gồm:

3.1. DLSS 1.0

DLSS 1.0 được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 2/2019 trên các dòng card đồ họa RTX của Nvidia. Phiên bản này sử dụng thuật toán AI với Neural Graphics Framework (NGX) để tăng chất lượng hình ảnh sẵn có lên độ phân giải cao hơn. Mặc dù vậy, phiên bản DLSS 1.0 vẫn thường xuyên nhận được phản hồi tiêu cực về việc làm mờ và đánh mất cả chi tiết so với hình ảnh gốc.

3.2. DLSS 2.0

Phiên bản DLSS 2.0 được Nvidia phát triển và cho ra mắt vào 8/2019 nhằm cải thiện cũng như nâng cấp hơn so với phiên bản trước, bao gồm cải thiện chất lượng hình ảnh, giảm độ mờ và bị mất chi tiết.

DLSS 2.0

DLSS 2.0

Phiên bản này được áp dụng mô hình học sâu tổng quát hơn, không cần phải huấn luyện cho từng trò chơi riêng lẻ nữa mà có thể dễ dàng triển khai cho nhiều trò chơi hơn. DLSS 2.0 còn hỗ trợ người dùng lựa chọn các tùy chọn chất lượng hình ảnh như Quality, Balanced, Performance để tùy chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân.

Các cải tiến đáng thấy nhất ở DLSS 2.0 so với 1.0 gồm:

  • Chất lượng hình ảnh vượt trội: DLSS 2.0 cung cấp chất lượng hình ảnh tương đương với độ phân phân giải tự nhiên trong khi chỉ cần render từ 1/4 đến 1/2 lượng pixel.

  • AI sẽ sử dụng Tensor Cores hiệu quả nhanh hơn gấp đôi so với trước đây. Điều này cải thiện tốc độ khung hình, cài đặt game và độ phân giải cho người dùng trải nghiệm tốt hơn.

  • Cung cấp 3 chế độ chất lượng hình ảnh gồm Quality, Balanced, Performance kiểm soát độ phân giải render bên trong của trò chơi. Riêng chế độ Performance, hệ thống sẽ có thể tăng cường độ phân giải lên gấp 4 lần, ví dụ như từ 1080p lên 4K.

Cải tiến đáng thấy nhất ở DLSS 2.0

Cải tiến đáng thấy nhất ở DLSS 2.0

3.3. DLSS 3.0

Tương tự DLSS 2.0, phiên bản 3.0 này tiếp tục cải thiện chất lượng hình ảnh, hiệu suất, đồng thời tích hợp thêm công nghệ tạo khung hình ảo (Optical Multi Frame Generation) để tăng số lượng khung hình mỗi giây (FPS) dựa trên dữ liệu sẵn có. Điều này sẽ góp phần cung cấp trải nghiệm hình ảnh mượt mà hơn, đặc biệt hữu ích cho các màn hình có tần số quét cao.

DLSS 3.0

DLSS 3.0

Với DLSS 3.0 - Frame Generation, CPU không còn cần phải dựng từng khung hình nữa mà sẽ được hỗ trợ bởi AI, cho phép tăng tốc độ khung hình ngay cả khi trò chơi bị nghẽn cổ chai. Nhờ đó hạn chế hiện tượng CPU không thể xử lý, khai thác được hết tiềm lực của GPU. Giờ đây, với một chiếc CPU tầm trung cũng có thể tận dụng được nguồn lực tuyệt vời của các mẫu GPU tân tiến nhất như dòng RTX 40-series.

Frame Generation

Frame Generation

3.4. DLSS 3.5

DLSS 3.5 là phiên bản mới nhất của DLSS tại thời điểm hiện tại. Đây được xem như một bản nâng cấp nhỏ của DLSS 3.0 với sự xuất hiện của công nghệ Ray Reconstruction (tái cấu trúc tia).

DLSS 3.5

DLSS 3.5

Ở thời điểm trước, dù cho đồ họa của game có đẹp như thế nào, chúng ta đều sẽ nhận thấy những điểm bất hợp lý, giảm độ chân thực. Công nghệ Ray Tracing ra đời để mô phỏng cách ánh sáng tương tác trong môi trường thực sự, từ đó tạo nên khung hình với các vật thể mang hiệu ứng đổ bóng, phản chiếu và ánh sáng toàn cảnh giống ngoài đời. Điều này cũng gián tiếp gây áp lực lên GPU, tiêu tốn nhiều tài nguyên đồ họa để xử lý.

Với Ray Reconstruction, DLSS 3.5 sẽ sử dụng AI để nâng cấp hình ảnh có độ phân giải từ thấp lên cao mà không quá ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh. Bạn có thể hiểu đơn giản là việc máy sẽ sử dụng ray tracing ở độ phân giải (native) thấp để tạo hiệu ứng và DLSS sẽ nâng cấp độ phân giải cho hình ảnh đó lên cao hơn cũng như cải thiện chất lượng hình ảnh.

Ray Reconstruction

Ray Reconstruction

Lý do mà phiên bản thứ 4 này của DLSS lại được Nvidia đặt là 3.5 có lẽ bởi vì sự đột phá của Ray Reconstruction không mang lại tác động lớn như khi DLSS 3.0 ra mắt với Frame Generation.

4. Các tựa game và GPU hỗ trợ DLSS

4.1. Danh sách các tựa game hỗ trợ DLSS

Trong đây là danh sách các tựa game hỗ trợ DLSS được cấp nhật liên tục bởi Nvidia.

Ngoài ra, một số tựa game nổi tiếng hỗ trợ DLSS gồm:

  • Cyberpunk 2077

  • Alan Wake 2

  • ARK: Survival Ascended

  • Diablo IV Game

  • Dying Light 2 Stay Human

  • Jurassic World Evolution 2

  • Jusant Game

  • Justice

  • NARAKA: BLADEPOINT

  • The Witcher 3: Wild Hunt

  • THRONE AND LIBERTY

  • Warhammer 40,000: Darktide

  • Warhammer: Vermintide 2

The Witcher 3: Wild Hunt là một trong những tựa game hỗ trợ DLSS

The Witcher 3: Wild Hunt là một trong những tựa game hỗ trợ DLSS

4.2. Các mẫu GPU hỗ trợ DLSS

Công nghệ DLSS được hỗ trợ trên tất cả các dòng card đồ họa RTX của Nvidia bao gồm: GeForce RTX 20 Series, GeForce RTX 30 Series, GeForce RTX 40 Series.

Các mẫu GPU hỗ trợ DLSS

5. Cách bật DLSS

5.1. Yêu cầu cấu hình

  • GPU có hỗ trợ công nghệ DLSS.

  • Game có hỗ trợ DLSS.

  • Cài đặt phiên bản Game Ready Driver mới nhất.

5.2. Cách bật DLSS

Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn trên tựa game Cyberpunk 2077 2.0

Bước 1: Truy cập vào game > Mở settings

Truy cập vào game > Mở settings

Bước 2: Chọn Graphics

Chọn Graphics

Bước 3: Bật các tính năng DLSS theo ý thích của bạn > Apply.

  • DLSS Frame Generation

  • DLSS Super Resolution

  • DLSS Ray Reconstruction

  • Nvidia DLAA

Bật các tính năng DLSS

6. Những VGA có hỗ trợ DLSS

6.1. Nvidia GEFORCE RTX 3000 series

  • GEFORCE RTX 3090

  • GEFORCE RTX 3080

  • GEFORCE RTX 3070

  • GEFORCE RTX 3060 Ti

  • GEFORCE RTX 3060

GEFORCE RTX 3090 có hỗ trợ DLSS

GEFORCE RTX 3090 có hỗ trợ DLSS

6.2. Nvidia GEFORCE RTX 2000 series

  • GEFORCE RTX 2080 Ti

  • GEFORCE RTX 2080 SUPER

  • GEFORCE RTX 2070 SUPER

  • GEFORCE RTX 2080

  • GEFORCE RTX 2070

  • GEFORCE RTX 2060

GEFORCE RTX 2080 có hỗ trợ DLSS

GEFORCE RTX 2080 có hỗ trợ DLSS



Trên đây là toàn bộ thông tin về Nvidia DLSS cũng như cách bật DLSS trong game mà mình tìm hiểu được. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích được cho các bạn.

Bài viết liên quan
NVIDIA Control Panel là gì? Cách tối ưu hóa GPU NVIDIA hiệu quả
NVIDIA Control Panel là gì? Cách tối ưu hóa GPU NVIDIA hiệu quảĐúng như tên gọi, NVIDIA Control Panel là trình điều khiển chuyên dụng của nhà NVIDIA được tạo ra nhằm mục đích điều chỉnh các tính năng của GPU NVIDIA. Vậy NVIDIA Control Panel có gì đặc biệt? Các công dụng chính của NVIDIA Control Panel là gì? Cùng xem qua bài viết để tìm hiểu nhé.
Phạm Quốc Toàn/24-11-2024
NVIDIA PhysX là gì? Công dụng và hướng dẫn điều chỉnh PhysX
NVIDIA PhysX là gì? Công dụng và hướng dẫn điều chỉnh PhysXCó bao giờ bạn tự hỏi, tại sao các hiệu ứng trong game lại có thể được tạo ra một cách chân thực như vậy hay chưa? Qua bài viết này, mình sẽ giới thiệu đến các bạn khái niệm về NVIDIA PhysX, công nghệ nâng tầm trải nghiệm game cho anh em game thủ.
Phạm Quốc Toàn/04-11-2024
Đánh giá chi tiết Lenovo Legion Pro 5 Y9000P: Thời đại của gaming 2K đã đến!
Đánh giá chi tiết Lenovo Legion Pro 5 Y9000P: Thời đại của gaming 2K đã đến!Có lẽ đã đến lúc, độ phân giải FullHD dần lui về quá khứ, đặc biệt khi thế hệ laptop sử dụng RTX 4000 đã đến với quá nhiều cách để khiến điều này trở nên dễ dàng.
Nguyễn Công Minh/09-10-2024
Resizable BAR là gì? Tính năng giúp chiến game mượt mà hơn
Resizable BAR là gì? Tính năng giúp chiến game mượt mà hơnCông nghệ Resizable BAR (Base Address Register) đang trở thành một trong những tính năng hot được nhiều người quan tâm hiện nay. Để hiểu rõ hơn về công nghệ này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về Resizable BAR, những lợi ích, ưu điểm, nhược điểm, cách kích hoạt, và tương lai của công nghệ này qua bài viết dưới đây nhé.
Phạm Quốc Toàn/27-07-2024
FSR là gì? Tất tần tật về AMD FidelityFX Super Resolution
FSR là gì? Tất tần tật về AMD FidelityFX Super ResolutionĐối với game thủ ngày nay, việc tối ưu phần mềm của máy tính là vô cùng quan trọng để đạt hiệu năng chơi game tốt nhất. Do đó, các công nghệ như FSR được ra đời giúp tăng FPS và chất lượng hình ảnh cho game thủ. Cùng ThinkPro tìm hiểu về công nghệ này trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyễn An Bình/27-07-2024
Phạm Quốc Toàn