logo

Màn hình laptop bị nháy, nguyên nhân và cách giải quyết

Lê Thành Đạt 01:03, 27/07/2024

Hiện tượng màn hình laptop bị nháy, chập chờn trong khi sử dụng, làm việc hoặc học tập là hiện tượng nhiều người dùng đã từng trải nghiệm. Đối với những người chưa từng bắt gặp lỗi này thì nguyên nhân dẫn đến là gì, làm sao để giải quyết lỗi màn hình laptop bị nháy, hãy cùng mình tìm hiểu trong bài viết nhé!

Màn hình laptop bị nháy, nguyên nhân và cách giải quyết

I. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng màn hình laptop bị nháy

Có 5 nguyên nhân chính có thể dẫn đến hiện tượng màn hình laptop bị nháy, chập chờn khi sử dụng

  • Màn hình laptop bị hỏng trong quá trình sử dụng, khiến màn hình bị nháy, chập chờn

  • Phần mềm driver card đồ họa xảy ra xung đột, quá cũ hoặc lỗi khi update

  • Chỉnh cài đặt màn hình không đúng cách

  • Dây cáp LCD màn hình bị lỏng hoặc đứt

  • Nguồn điện vào laptop không ổn định

  • Màn hình laptop bị vô nước

II. Cách giải quyết lỗi màn hình laptop bị nháy

1. Đối với màn hình laptop bị hỏng

Màn hình bị hỏng trong quá trình sử dụng không còn là điều quá xa lạ với người dùng laptop, đặc biệt với các dòng máy mỏng nhẹ. Bởi sự tiện lợi trong di chuyển, mang vác của chiếc laptop, người sử dụng có thể dùng ở bất cứ đâu.

Điều này đồng nghĩa với việc chiếc laptop dễ bị chịu lực tác động từ bên ngoài lên màn hình, khiến màng cong hỏng dẫn đến màn hình laptop bị chập chờn, nháy liên tục.

Nếu màn hình laptop của bạn bị hỏng và nhấp nháy khi sử dụng, bạn cần đến nơi sửa chữa, bảo hành để được thay màn hình mới, khi đó vấn đề nháy màn hình sẽ được giải quyết.

Thay màn hình laptop

Xem ngay: Cách kiểm tra viền màn hình Laptop bị hở và hướng xử lý

2. Đối với trường hợp driver card đồ họa cũ, bị xung đột khi sử dụng hoặc khi update

Hình ảnh xuất ra trên màn hình laptop đều được xử lý qua card màn hình trước khi được hiển thị trên màn hình. Để hình ảnh được sắc nét nhất thì cần sự ổn định của card màn hình cũng như phần mềm driver để điều khiển.

Nếu driver card màn hình của bạn quá cũ hoặc bị lỗi khi đang update đều có thể dẫn đến việc màn hình laptop bị nháy liên tục khi sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, bạn cần update card màn hình nếu đã lâu chưa cập nhật hoặc cài lại từ đầu nếu phần mềm bị lỗi xung đột.

Sau đây là hướng dẫn update card màn hình và cài lại driver màn hình cho laptop của bạn.

  • Update driver card màn hình

Bước 1: Vào Device manager trên windows, sau đó tìm card màn hình đang sử dụng ở mục Display adapter

Mục Device manager
Mục Display adapter

Bước 2: Bấm chuột phải vào card màn hình bạn đang sử dụng, một cửa sổ nhỏ sẽ hiện ra, chọn Update driver

Update driver

Bước 3: Chọn tự động tìm kiếm Driver (Search automatically for drivers), khi đó Windows sẽ tìm bản cập nhật mới nhất cho card màn hình của bạn và cài đặt

Tự động tải và cài driver đồ họa
  • Cài lại driver card màn hình

Bước 1: Xóa cài đặt phần mềm driver card đồ họa của bạn (có thể sử dụng DDU)

Phần mềm DDU

Bước 2: Lên trang chủ hãng card màn hình của bạn, tìm kiếm bản phần mềm mới nhất tải về và cài đặt

Trang web tải driver card màn hình

Bước 3: Restart lại máy để hoàn tất quá trình cài đặt

3. Chỉnh cài đặt màn hình không đúng cách

Mỗi màn hình máy tính đều có một thông số riêng, nếu người sử dụng đẩy độ phân giải lên quá cao hoặc quá thấp, cũng như tần số quét vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến màn hình bị lỗi, chập chờn và nháy.

Để giải quyết vấn đề màn hình bị nhấp nháy khi cài đặt không đúng cách, bạn cần kiểm tra nắm được thông số màn hình của mình, sau đó kiểm tra xem cài đặt độ phân giải và tần số quét có vượt quá ngưỡng cho phép không.

Sau đây là các bước kiểm tra tần số quét và độ phân giải của màn hình laptop

Bước 1: Bấm chuột phải ở màn hình chính Windows, chọn Display setting ở ô cửa sổ vừa xuất hiện

Mục cài đặt màn hình

Bước 2: Ở phần cài đặt Display, kéo xuống và tìm ô Display resolution, đây là mục chỉnh độ phân giải, bạn nên chọn độ phân giải được Recommended nếu chưa được chọn sẵn.

Cài đặt độ phân giải màn hình

Bước 3: Chọn mục Advanced display settings

Cài đặt màn hình nâng cao

Bước 4: Trong cửa sổ cài đặt màn hình nâng cao, ở mục Refresh rate bạn có thể chọn tần số quét của màn hình mình.

Mỗi màn hình có khả năng hỗ trợ tần số quét khác nhau, nếu tần số quét hiện tại cao hơn với khả năng đáp ứng của màn hình thì bạn cần chỉnh lại

Cài đặt tần số quét

4. Dây cáp LCD màn hình bị lỏng hoặc đứt

Dây cáp LCD của màn hình laptop là linh kiện quan trọng, giúp truyền thông tin từ mainboard và xuất hình ảnh trên màn hình. Bởi dây cáp này rất mỏng, trường hợp cáp bị lỏng hoặc đứt trong khi sử dụng thường xảy ra nếu người sử dụng laptop thường xuyên đóng mở màn hình.

Nếu nguyên nhân dẫn đến màn hình laptop của bạn bị nhấp nháy, chập chờn do lỏng, đứt cáp LCD thì bạn cần mang laptop đến nơi sửa chữa, bảo hành để được gắn lại cáp hoặc thay cáp mới. Hoặc nếu tự tin có thể tự sửa chữa thì bạn hãy xem qua bài viết dưới đây:

Xem ngay: Dấu hiệu hỏng, đứt cáp màn hình laptop và cách xử lý

Thay cáp LCD màn hình laptop

5. Nguồn điện vào laptop không ổn định

Bởi nguồn điện chính của laptop là từ pin, laptop thường cài đặt tiết kiệm điện năng để tăng thời gian hoạt động cho người sử dụng. Người dùng thường sử dụng laptop trong lúc cắm sạc pin để đạt được hiệu năng tốt nhất, đặc biệt là laptop có cấu hình cao.

Việc cắm sạc liên tục để sử dụng sẽ làm chai pin của laptop, giảm tuổi thọ và khiến nguồn điện trở nên bất ổn điện. Nếu laptop thiếu nguồn điện cần để hoạt động bình thường sẽ dẫn đến hiện tượng màn hình bị nháy và chập chờn.

Pin laptop

Đối với những máy laptop sử dụng lâu, bộ sạc và pin sẽ dần yếu đi khiến nguồn điện vào máy trở nên mất ổn định. Hiện tượng màn hình nhấp nháy cũng là dấu hiệu cho việc này, nếu để lâu dài sẽ dẫn đến hỏng các linh kiện bên trong laptop của bạn.

Để khắc phục vấn đề này, bạn cần thay mới pin và sạc của laptop. Khi chiếc laptop của bạn được cung cấp nguồn điện ổn định, hiện tượng nhấp nháy của màn hình sẽ được giải quyết.

Bộ sạc laptop

Xem thêm:


Bên trên là những trường hợp khiến màn hình laptop của bạn bị nháy khi đang sử dụng và cách giải quyết một số lỗi nhẹ. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!