NVIDIA là gì? Tất tần tật về thương hiệu NVIDIA đình đám
Cái tên NVIDIA chắc hẳn cũng không còn quá xa lạ với anh em game thủ nhờ sức mạnh vượt trội cũng như các công nghệ tích hợp tân tiến. Hãy cùng xem qua bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về thương hiệu NVIDIA đình đám này nhé!
I. Tổng quan về NVIDIA
1. NVIDIA là gì?
NVIDIA là tập đoàn đa quốc gia của Mỹ có trụ sở chính tại Santa Clara, California chuyên về lĩnh vực công nghệ. Lĩnh vực chính của NVIDIA là phát triển bộ xử lý đồ họa (GPU) cho thị trường gaming và đồ họa chuyên nghiệp.
Ngoài sản xuất GPU, NVIDIA còn cung cấp một giao diện lập trình ứng dụng (API) được gọi là CUDA nhằm mục đích giúp các nhà khoa học, lập trình viên tận dụng khả năng tính toán song song của GPU để tăng tốc độ thực hiện các tác vụ như xử lý hình ảnh, video, phân tích và tính toán các thuật toán cũng như tác vụ AI, machine learning (máy học).
Vừa mới đây, sau hơn 9 tháng thương thảo với NVIDIA, vào 29/2/2024, Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chính thức nhập về siêu máy chủ AI NVIDIA DGX A100 nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, phát triển các ứng dụng, thuật toán AI.
Thêm vào đó, NVIDIA còn tham gia sản xuất bộ xử lý di động Tegra cho điện thoại thông minh, máy chơi game, máy tính bảng cũng như hệ thống định vị và giải trí trên xe.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của NVIDIA
Từ khi thành lập bởi Jensen Huang, Chris Malachowsky và Curtis Priem vào năm 1993, NVIDIA đã không ngừng mở rộng sự hiện diện của mình trên toàn cầu. Bằng cách ra mắt GPU GeForce 256 vào năm 1999, NVIDIA không chỉ định nghĩa lại khái niệm về đồ họa máy tính mà còn mở đường cho các thế hệ GPU tiếp theo, đem lại hiệu suất đồ họa vượt trội.
Với sự xuất hiện của công nghệ Ray Tracing và DLSS (Deep Learning Super Sampling), NVIDIA đã thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, xe tự hành cũng như siêu máy tính, khẳng định vị thế không thể thay thế của mình trong quá trình phát triển của thế giới.
II. Các sản phẩm chính của NVIDIA
1. GeForce
GeForce là thương hiệu bộ xử lý đồ họa dành cho game thủ gồm 2 dòng GeForce GTX và GeForce RTX. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, dòng GTX đã khá cũ và chính thức ngừng sản xuất cưng như phân phối. Thay vào đó, NVIDIA đã phát triển dòng GeForce RTXnhằm mục đích thay thế cho GTX cũng như tích hợp các công nghệ chuyên dụng cho tác vụ chơi game hơn như Ray Tracing và DLSS.
Các dòng sản phẩm nổi bật nhất vẫn còn được kinh doanh của NVIDIA GeForce gồm:
2. Quadro
Khác với GeForce, Quadro là dòng card đồ họa chuyên dụng dành riêng cho nhu cầu thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Dòng sản phẩm này cung cấp và hỗ trợ hơn 200 ứng dụng chuyên nghiệp từ sản xuất, thiết kế, nghiên cứu khoa học, y tế, năng lượng cho đến truyền thông, giải trí.
Các sản phẩm NVIDIA Quadro nổi bật đang được kinh doanh bao gồm:
3. Tegra
Bạn có thể hiểu Tegra là một hệ thống được tích hợp trên chip xử lý (System on a Chip - SoC) được phát triển bởi NVIDIA. Các SoC Tegra kết hợp nhiều thành phần như CPU, GPU, bộ xử lý tín hiệu số (DSP), bộ xử lý truyền thông không dây và nhiều thành phần khác thành một con hệ thống duy nhất. Do đó, chúng là lựa chọn lý tưởng để được tích hợp trên các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng, máy chơi game và xe hơi.
Tegra được thiết kế để cung cấp hiệu năng đồ họa cao đi cùng hiệu quả năng lượng tốt. Nhờ đó chúng có thể đáp ứng tốt cho việc chơi game cũng như chạy các ứng dụng yêu cầu đồ họa nặng. Các phiên bản của dòng Tegra đã được phát triển và cải tiến qua nhiều thế hệ, từ Tegra 1 ra mắt vào năm 2008 cho đến các phiên bản mới hơn như Tegra X1 được sử dụng trong Nintendo Switch và Nintendo Switch OLED.
Mỗi thế hệ Tegra thường mang lại nhiều cải tiến về hiệu năng, hiệu suất năng lượng, và các khả năng đồ họa nhờ việc được tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất của NVIDIA, bao gồm kiến trúc GPU cùng các kỹ thuật tiết kiệm điện năng.
4. Tesla - NVIDIA A100
NVIDIA Tesla là dòng sản phẩm card đồ họa (GPU) chuyên dụng được thiết kế cho các tác vụ tính toán khoa học, kỹ thuật chuyên sâu như máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI). Các sản phẩm Tesla không được thiết kế cho việc chơi game mà thay vào đó, chúng tập trung vào việc cung cấp hiệu suất tính toán siêu cao và hiệu quả nhất có thể cho các trung tâm dữ liệu, máy chủ cũng như các hệ thống tính toán song song.
Dòng sản phẩm Tesla của NVIDIA bao gồm các bộ vi xử lý có khả năng tính toán cao với một lượng lớn bộ nhớ VRAM, cho phép chúng xử lý các tác vụ tính toán phức tạp và quy mô lớn. Chúng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, mô phỏng kỹ thuật, phân tích tài chính, trực quan hóa dữ liệu cũng như nhiều ứng dụng khác đòi hỏi sức mạnh tính toán lớn.
Một số điểm nổi bật của dòng sản phẩm Tesla bao gồm hỗ trợ cho các công nghệ như CUDA (kiến trúc máy tính song song do NVIDIA phát triển) giúp các nhà phát triển tận dụng lợi thế của GPU để tăng khả năng xử lý. Đồng thời, dòng GPU Tesla còn hỗ trợ các giao diện lập trình ứng dụng (API) khác như OpenACC và OpenCL.
Trong những năm gần đây, Tesla đã được NVIDIA đổi tên thành NVIDIA A100 để thể hiện rõ hơn về khả năng xử lý siêu việt của các GPU này trong các lĩnh vực AI và máy học.
5. nForce
NVIDIA nForce là một loại chipset bo mạch chủ được phát triển bởi NVIDIA với mục đích hỗ trợ cho cho các bộ vi xử lý của AMD và Intel. Chipset nForce được thiết kế để mang lại hiệu năng cao cho các PC chuyên dụng về game bằng cách tối ưu hóa khả năng truyền tải dữ liệu giữa bộ xử lý, bộ nhớ RAM, card đồ họa và các thiết bị ngoại vi khác.
Qua thời gian, NVIDIA đã phát triển và cải tiến dòng sản phẩm nForce để hỗ trợ các công nghệ mới nhất, bao gồm RAM chuẩn DDR2, DDR3, bộ xử lý đa lõi và các chuẩn giao tiếp mới như PCIe. Tuy nhiên, vào cuối những năm 2000, NVIDIA dần rút lui khỏi thị trường chipset do sự cạnh tranh khốc liệt từ các nhà sản xuất chipset khác và quyết định tập trung vào lĩnh vực đồ họa.
III. Các công nghệ và dịch vụ nổi bật
1. NVIDIA Ray Tracing & DLSS
Sự ra đời của Ray Tracing được xem như một cuộc cách mạng đối với nền công nghiệp game. Ray Tracing giúp tái tạo lại tia sáng, đổ bóng cùng các hiệu ứng phản xạ, tán xạ được chân thực hơn.
Khi kết hợp cùng công nghệ DLSS 3.5, việc cải thiện hiệu ứng ánh sáng giờ đây đã không còn ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của máy tính cũng như tăng chất lượng hình ảnh.
2. NVIDIA Reflex & G-Sync
NVIDIA Reflex được ra đời nhằm mục đích giảm độ trễ đầu vào cho các thiết bị ngoại vi cũng như cải thiện tần số quét cho màn hình. Còn đối với NVIDIA G-Sync, công nghệ này đảm bảo hình ảnh hiển thị được mượt mà, đồng bộ tần số quét màn hình với tốc độ xử lý hình ảnh của GPU (FPS), loại bỏ hoàn toàn tình trạng giật lag, xé hình.
3. GeForce NOW: Dịch vụ Cloud Gaming
GeForce NOW cho phép người dùng trải nghiệm chơi game PC chất lượng cao trên bất kỳ thiết bị nào bao gồm cả Tivi, laptop, tablet,... Cung cấp cho người dùng một thư viện trò chơi đa dạng với hàng ngàn trò chơi từ các nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới.
4. NVIDIA Max Q
NVIDIA Max Q được tạo ra nhằm mục đích tạo ra những chiếc laptop gaming và đồ họa mỏng nhẹ, yên tĩnh cũng như tiết kiệm năng lượng nhất có thể mà không phải hy sinh hiệu năng.
5. NVIDIA SLI
NVIDIA SLI (Scalable Link Interface) là một công nghệ cho phép kết nối và sử dụng song song nhiều card đồ họa (GPU) NVIDIA trong một máy tính để cải thiện hiệu suất đồ họa. Điều này cho phép các ứng dụng đồ họa nặng như trò chơi video, mô phỏng và công việc đồ họa 3D chạy mượt mà hơn và với độ phân giải cao hơn.
Khi sử dụng SLI, các card đồ họa làm việc cùng nhau để xử lý dữ liệu đồ họa, chia sẻ công việc và tăng khả năng hiển thị hình ảnh. Công nghệ này sử dụng một cầu nối SLI đặc biệt để liên kết các GPU với nhau, cho phép chúng giao tiếp và trao đổi dữ liệu nhanh chóng.
6. NVIDIA PhysX
NVIDIA PhysX là một công nghệ vật lý mô phỏng thực tế được thiết kế để mang lại trải nghiệm đồ họa chân thực hơn trong các trò chơi điện tử và ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp. Nó cung cấp khả năng mô phỏng vật lý chính xác cho các vật thể trong môi trường ảo, bao gồm hiệu ứng của chuyển động, va chạm và động lực học của vật liệu.
Xem thêm:
Nintendo là gì? Những thông tin bạn cần biết về Nintendo
Công nghệ VSync là gì? 2024 VSync có còn đủ tốt không?
AMD Freesync là gì? Điểm khác biệt giữa Freesync và G-Sync
Công nghệ Dolby Vision là gì? Có gì khác biệt với HDR10 và HDR10+
Intel Iris Xe Graphics là gì? Có mạnh không?
NVIDIA đã và đang tiếp tục định hình tương lai của ngành công nghiệp đồ họa máy tính và trí tuệ nhân tạo. Với mỗi sản phẩm mới và công nghệ được giới thiệu, NVIDIA không chỉ củng cố vị thế là một lá cờ đầu trong ngành mà còn đóng góp giá trị cực lớn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật.