logo

Tìm hiểu bàn phím Keychron - Lựa chọn tối ưu cho người mới

Đào Tô Quỳnh Ngân 14:21, 12/10/2024

Keychron là thương hiệu startup đến từ Trung Quốc, chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm bàn phím phân khúc giá rẻ. Thương hiệu này đã thành công trong việc gọi vốn ở Kickstarter. Xem bài viết để tìm hiểu thêm về bàn phím Keychron.

mo-ta-ban-phim-keychron-thinkpro-01

Nguồn gốc, xuất xứ của bàn phím Keychron

Keychron được đánh giá là thương hiệu bàn phím cơ gây quỹ thành công nhất, và được ủng hộ nhiều nhất ở trên Kickstarter. Chính vì vậy, ngay từ khi chưa được ra mắt, Keychron và các sản phẩm của hãng đều nhận được sự chú ý và quan tâm từ cộng đồng công nghệ. 

Ngoài ra, rất nhiều Youtuber, trang tin công nghệ, blogger công nghệ,... đánh giá bàn phím Keychron rất cao về tính năng và những thứ mà chiếc bàn phím này mang lại cũng như giá cả cực kì hợp lý.

Đặc điểm ngoại hình

Ngoại hình bàn phím Keychron khá vuông vức và đơn giản

Nhìn chung bàn phím Keychron mang đến cho người dùng một cái nhìn khá vuông vức và đơn giản. Do được thiết kế để mang lại sự thoải mái và tối ưu nhất cho người dùng khi đánh máy và làm tăng khả năng tập trung làm việc. 

Loại switch bàn phím cơ mà Keychron sử dụng là Cateron, cực kì bền bỉ tuổi thọ có thể lên đến 100 triệu lần nhấn. Keycap thiết kế đẹp mắt, font chữ thanh mảnh, tinh tế, màu sắc phù hợp với mọi góc làm việc, chơi game,... Dù là mẫu bàn phím giá rẻ nhưng Keychron vẫn hoàn thiện tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ nhất. 

Nếu so sánh với những “tiền bối" đến từ Nhật Bản thì trải nghiệm gõ trên Keychron vẫn chưa thực sự để lại ấn tượng. Nhưng so với mặt bằng chung, đặc biệt là với “lính mới" tập tành sử dụng phím cơ thì chất lượng của Keychron lại đem phản hồi khá tốt.

Keychron luôn tối giản hoá mọi thứ để người dùng có thể dễ dàng tuỳ chỉnh mọi thành phần. Vì là bàn phím dùng cho cả macOS và Windows nên trong hộp đựng, nhà sản xuất có đi kèm 5 keycap như Alt, Esc, Windows,... Bởi layout bàn phím gốc là macOS. Nếu bạn là người dùng Windows thì có thể tháo phím ra để lắp ráp cho đúng layout quen thuộc của mình.

Keychron sử dụng 2 chất liệu chính là khung Nhựa và khung Nhôm cực kì chắc chắn và khi cầm lên thì khá đầm tay. Đối với phiên bản Nhựa thì đèn nền dưới phím sẽ là LED đơn sắc. Còn phiên bản Nhôm thì có đèn nền RGB - đặc điểm nhận dạng cho từng mẫu. 

Chất liệu keycap

Bàn phím Keychron sử dụng keycap PBT

Bàn phím Keychron sử dụng keycap PBT - chất liệu Nhựa cứng và bền nhất. Các keycap PBT tuy có bề mặt nhẵn có độ Nhám nhẹ và không xuống cấp theo thời gian.

Ngoài ra Keychron cũng sử dụng thêm chất liệu ABS - có khả năng tạo ra nhiều màu sắc khác nhau thu hút hơn PBT. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của ABS là không bền và dễ bị biến dạng vì nhiệt. Dễ bị bám mồ hôi và bám bụi hơn khi sử dụng thường xuyên.

Xem thêm:Keycap là gì? Những điều cần biết và lưu ý về Keycap

Những điểm đặc biệt trên Keychron

Bàn phím Keychron sử dụng được hai dạng kết nối có dây và không dây

Tính năng đầu tiên cần phải nhắc về bàn phím Keychron là sử dụng được hai dạng: kết nối có dây và kết nối không dây. Người dùng có thể sử dụng bluetooth đối với thiết bị Android, Windows, iOS, macOS,... Còn nếu sử dụng có dây thì bàn phím cơ này sẽ giống như bao chiếc bàn phím rời khác. Sẽ có cổng vào là cổng USB-C, đầu còn lại thì bạn tuỳ ý cắm vào bất kì thiết bị nào.

Tiiếp theo là bàn phím có thể dùng ở cả Windows, macOS và Android. Bàn phím sẽ có 2 nút ở bên cạnh để bạn có thể gạt để chuyển chế độ sử dụng. 

Keychron không giống như bất kì hãng bàn phím nào khi họ không gọi bàn phím theo dạng “fullsize" hay “TKL". Mà hãng đã gọi là “thiết kế 100 phím” hay “thiết kế 84 phím". Thực chất khi nhìn vào thì Keychron cũng vẫn giống như bao chiếc bàn phím thông thường mà thôi. Điểm đặc biệt là keycap được đẩy sát vào nhau. Tạo ra một chiếc bàn phím có đầy đủ nút bấm nhưng tổng thể thì lại nhỏ hơn so với sản phẩm thông thường. 

Thời lượng pin 

Đây là một trong những yếu tố khiến người dùng quyết định mua bàn phím Keychron thay vì bàn phím khác. Sản phẩm này được trang bị dung lượng pin 4000 mAh - có thể lên đến 1 tuần sử dụng. Hiếm có mẫu bàn phím nào trang bị đèn LED, sử dụng bluetooth mà thời lượng pin lại lâu như vậy. 

Các loại bàn phím Keychron

Bàn phím cơ Wireless

Bàn phím cơ Wireless có thể kết nối tối đa 3 thiết bị

Đây là bàn phím có thể kết nối tối đa 3 thiết bị qua Bluetooth. Đồng thời, bàn phím cơ Wireless cũng hỗ trợ kết nối USB Type-C giúp tăng tính ổn định. Chuyển đổi mượt mà giữa các thiết bị khác nhau từ laptop, smartphone đến tablet. 

Sản phẩm của dòng Wireless có thể kể đến: K1V5, K3V2, K5, K7,... 

Bàn phím cơ Low Profile

Low Profile là dòng bàn phím cơ mỏng nhẹ và tiện lợi

Low Profile là dòng bàn phím cơ mỏng nhẹ, tiện lợi. Đây sẽ là sự lựa chọn dành cho những người thường xuyên di chuyển, yêu cầu tính linh hoạt cũng như cơ động. Một trợ thủ đắc lực luôn đồng hành cùng bạn tới mọi nơi. Sản phẩm của dòng Wireless có thể kể đến: K8 PRO, K2V2, K4V2, K6, K7, K8, K10, K12,... 

Bàn phím cơ Custom

Bàn phím cơ Custom là bàn phím có thể tùy biến các linh kiện

Bàn phím cơ Custom là bàn phím có thể tùy biến các linh kiện Switch, plate, Case, Keycap. Bàn phím vẫn có khả năng tương thích 100% với nhiều hệ điều hành. Hỗ trợ hoàn hảo cho macOS, Windows, iOS, cũng như Android. Sản phẩm của dòng Wireless có thể kể đến: V1, Q0, Q1, Q1V2, Q2, Q3, Q4, Q5,...

Địa chỉ mua bàn phím Keychron uy tín, giá rẻ

Giá thành của bàn phím Keychron sẽ tuỳ thuộc vào kích cỡ và chất liệu hoặc theo dòng. Ví dụ dòng WirelessLow Profile thì sẽ dao động trong khoảng 1.5-2.5 triệu đồng. Tuy nhiên bạn mua bàn phím Keychron dòng Custom thì có bàn phím lại lên đến 5 triệu đồng,... 

Nếu đọc đến đây mà các bạn bắt đầu cảm thấy muốn sở hữu cho mình một chiếc bàn phím cơ Keychron giá rẻ thì hãy ghé thăm hệ thống cửa hàng ThinkPro trên toàn quốc nhé!